Ngành du lịch Việt Nam phải làm gì khi đón khách du lịch Trung Quốc

7/12/2016 3:51:27 PM
Dư luận gần đây đòi cấm cửa khách du lich Trung Quốc bởi những hành vi du lịch kém văn minh. Tuy nhiên một số người lại có cái nhìn khác về vấn đề này. 

 

Dư luận gần đây đòi cấm cửa khách du lich Trung Quốc bởi những hành vi du lịch kém văn minh. Tuy nhiên một số người lại có cái nhìn khác về vấn đề này. Hãy học hỏi cách hạn chế tật xấu của du khách Trung Quốc từ các quốc gia láng giềng…

Trung Quốc là quốc gia có số dân đông nhất thế giới và lượng khách du lịch cũng tỷ lệ thuận với số dân. Theo ước tính trong số 1 tỷ người thế giới đi du lịch mỗi năm thì có 200 triệu là người Trung Quốc.

Số tiền người Trung Quốc bỏ ra gây choáng váng cho nhiều người. Thống kê cho thấy năm 2015 người Trung Quốc chi 180 tỷ đô la Mỹ cho mua sắm và du lịch. Số tiền này bằng tổng sản phẩm quốc nội của New Zealand cộng  thêm 10 tỷ đô la Mỹ nữa mới bằng khoản chi ra của người Trung Quốc đi shopping.

Báo Đất Việt bình luận: “ Du lịch Việt Nam lo Trung Quốc hóa, sao lại phải phát hoảng” còn báo Người Lao Đông lại gợi ý : “ Phải biết moi tiền từ người Trung Quốc”.  Có 1 sự thật là đa phần người Trung Quốc đi du lịch thuộc tầng lớp trung lưu, dễ tính, rất chịu khó vung tiền đi mua sắm, mê đánh bài chi tiêu mạnh, vậy tại sao chúng ta lại từ chối 1 cơ hội tốt như vây. Không chỉ vậy, Việt Nam có 7 tỉnh giáp với Trung Quốc và đường biên giới chung dài tới  1350 km nên biết tận dụng khai thác đây sẽ là 1 cô hội vàng để kiếm tiền.

Lượng khách Trung Quốc đi du lịch và mua sắm rất nhiều, tuy nhiên với những hành vi văn hóa không đẹp mà Trung Quốc để lại thì chúng ta cần có sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế văn hóa Trung Quốc đem lại cho chúng ta. Để lựa chọn, chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề được và mất. Do đó, cách quản lý như thế nào để dung hòa 2 vấn đề trên là hết sức quan trọng.

Tương tự, PGS- TS  Phạm Trung Lương- nguyên phó viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển du lịch cho rằng tăng trưởng mạnh khách du lịch Trung Quốc thực ra là dấu hiệu đáng mừng, điều lo lắng chính là năng lực quản lý của ta.

Theo tờ Người Lao động dự báo thì ngành du lịch nước ta quá kém, chưa lường trước được hệ lụy của lượng khách du lịch tăng đột biến. Không chỉ vậy, khi xảy ra sự cố lãnh đạo tỏ ra lung túng, thiếu hụt trầm trọng những hướng dẫn viên biết tiếng Trung dẫn đến việc doanh nghiệp Trung Quốc cấu kết với hướng dẫn viên Trung Quốc “ cõng rắn cắn gà nhà”. Hơn nữa khách Trung Quốc chi tiêu ít ở Việt Nam bởi sản phẩm lưu niệm hầu hết đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên dù sẵn sàng chi tiêu mạnh nhưng khách du lịch Trung Quốc cũng không mặn mà với sản phẩm lưu niệm của Việt Nam.

Để khắc phục những thiếu sót trên, chúng ta nên học hỏi các nước bạn  trong vấn đề quản lý khách du lịch Trung Quốc. Đất nước Thái Lan láng giềng của chúng ta luôn hồ hởi đón khách du lich Trung Quốc nhưng lại xử lý rất nghiêm khắc những hành vi du lịch kém văn minh.  Mọi  điểm du lịch đều in những câu khuyến nghị bằng tiếng Trung ai vi phạm đều bị xử phạt rất nặng hoặc như ở Campuchia thành lập trung tâm sẵn sàng đón khách du lịch Trung Quốc duới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước.

Trước thực tế trên, một người Mỹ đưa ra ý kiến cho rằng đừng chia sẻ những hành vi kém văn minh của người Trung Quốc lên mạng xã hội vì họ không thể truy cập những thứ này tại đất nước của họ. Thay vào đó hãy in nhiều khuyến nghị và các mức xử phạt bằng tiếng Trung, họ sẽ tự biết xấu hổ và tự ái khi đọc.  Chúng ta hãy nhắc nhở và phạt chứ đừng từ chối họ bởi họ chính là chiếc ví của toàn thế giới.

Tổng hợp

Các tin khác