Nền kinh tế Anh với Brexit
Hầu hết các nghiên cứu về Brexit đều chỉ ra rằng việc khơi dậy tinh thần bài trừ châu Âu trong nước Anh sẽ khiến “xứ sở sương mù” không những chẳng thu được lợi ích gì về kinh tế, mà còn phải đối mặt với nguy cơ xóa bỏ những nỗ lực tăng trưởng của chính họ. Tuy nhiên cũng có 1 số ý kiến cho rằng việc Anh rời khỏi EU cũng không hẳn là tiêu cực
Về mặt tích cực:
Trước tiên, một đồng euro hiện có giá trị chỉ bằng 3/4 đồng bảng Anh. Nhiều người ủng hộ Brexit cho rằng EU bóp nghẹt sự phát triển kinh tế Anh và họ thường lấy sự chênh lệch tỷ giá làm bằng chứng cho thấy kinh tế Anh mạnh hơn, sẽ phát triển tốt hơn nếu không dính tới EU. Việc rời khỏi EU cũng khiến Anh không phải bỏ đồng bảng và dùng đồng euro vào năm 2020 như quy định.
Thứ hai, chính sách nhập cư sẽ có nhiều thay đổi. Trước kia, người trong khối EU có thể dễ dàng dọn tới sống ở Anh và được hưởng các lợi ích xã hội của Anh, như giáo dục miễn phí, điều mà những người ủng hộ Brexit không thích. Nay với việc Anh rời khỏi EU, chuyện này sẽ không diễn ra nữa và phúc lợi sẽ chỉ dành cho người Anh mà thôi.
Thứ ba là chủ quyền quốc gia. Để trở thành một thành viên EU, mỗi nước phải chấp nhận mất đi chút ít chủ quyền, bởi các quốc gia đều phải tuân theo các thỏa thuận thương mại, luật pháp và sự quản lý chung của EU. Đây là điều mà những người ủng hộ Brexit không thích thú.
Cuối cùng là phí thành viên. Việc không còn là thành viên EU có nghĩa Anh không phải đóng khoản phí thành viên, lên tới 13 tỷ bảng trong năm ngoái. Anh có được nhận lại 4,5 tỷ bảng do EU đầu tư, nhưng nước này vẫn tiêu mất 8,5 tỷ bảng, tức khoảng 12,4 tỷ USD. Đó là một con số không hề nhỏ.
Trước tiên, một đồng euro hiện có giá trị chỉ bằng 3/4 đồng bảng Anh. Nhiều người ủng hộ Brexit cho rằng EU bóp nghẹt sự phát triển kinh tế Anh và họ thường lấy sự chênh lệch tỷ giá làm bằng chứng cho thấy kinh tế Anh mạnh hơn, sẽ phát triển tốt hơn nếu không dính tới EU. Việc rời khỏi EU cũng khiến Anh không phải bỏ đồng bảng và dùng đồng euro vào năm 2020 như quy định.
Thứ hai, chính sách nhập cư sẽ có nhiều thay đổi. Trước kia, người trong khối EU có thể dễ dàng dọn tới sống ở Anh và được hưởng các lợi ích xã hội của Anh, như giáo dục miễn phí, điều mà những người ủng hộ Brexit không thích. Nay với việc Anh rời khỏi EU, chuyện này sẽ không diễn ra nữa và phúc lợi sẽ chỉ dành cho người Anh mà thôi.
Thứ ba là chủ quyền quốc gia. Để trở thành một thành viên EU, mỗi nước phải chấp nhận mất đi chút ít chủ quyền, bởi các quốc gia đều phải tuân theo các thỏa thuận thương mại, luật pháp và sự quản lý chung của EU. Đây là điều mà những người ủng hộ Brexit không thích thú.
Cuối cùng là phí thành viên. Việc không còn là thành viên EU có nghĩa Anh không phải đóng khoản phí thành viên, lên tới 13 tỷ bảng trong năm ngoái. Anh có được nhận lại 4,5 tỷ bảng do EU đầu tư, nhưng nước này vẫn tiêu mất 8,5 tỷ bảng, tức khoảng 12,4 tỷ USD. Đó là một con số không hề nhỏ.
Về mặt tiêu cực:
Thị trường tiền tệ - đồng bảng Anh
Bảng Anh được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc. Lý do chính là phần lớn giới đầu tư đều đánh cược Anh ở lại EU, nhưng kết quả đã khiến họ trắng tay. Vì thế, họ phải bán tháo số đồng bảng Anh hiện có trước khi đồng tiền này giảm quá sâu. Hơn nữa, nếu việc ra đi gây tổn hại đến nền kinh tế Anh, bảng Anh đương nhiên sẽ kém hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư.
Khi không còn nằm trong EU, không được hưởng những đặc quyền của khối, giới đầu tư cũng không còn hứng thú đổ tiền vào Anh nữa. Kết quả là, nhu cầu mua bảng sẽ giảm mạnh, vì ngày càng ít doanh nghiệp cần đồng tiền này để mua tài sản ở Anh, bất chấp khả năng ngân hàng trung ương tăng lãi để thu hút đầu tư.
Trong khi đó, Anh lại đang cần lượng lớn ngoại tệ để trả cho hoạt động nhập khẩu. Đây sẽ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy kinh tế Anh vào suy thoái trong dài hạn, theo dự báo của nhiều chuyên gia.
2. Thị trường chứng khoán
Rất nhiều tập đoàn lớn ở Anh đã cảnh báo rời EU sẽ hủy hoại khả năng phát triển của họ và thị trường chứng khoán Anh sẽ chịu tác động đầu tiên. Làn sóng bán tháo sau đó sẽ nhanh chóng lan sang tất cả những nước còn lại ở EU. Bởi Anh là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và việc rời EU sẽ tác động rất lớn đến niềm tin của giới đầu tư vào liên minh này.
Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc đều tăng trưởng chậm chạm, cú sốc từ Anh lại càng khiến kinh tế toàn cầu trở nên mong manh. Khi đó, giới đầu tư cũng không đủ can đảm để tiếp tục rót tiền vào thị trường chứng khoán đang rất nhạy cảm nữa.
3. Lãi suất trái phiếu
Khi chứng khoán Anh lao dốc, nhiều nhà đầu tư đã có ý định chuyển vốn qua những tài sản an toàn hơn như trái phiếu. Nhu cầu trái phiếu càng cao, lãi suất càng xuống thấp. Lãi này đang ở mức thấp kỷ lục. Hậu Brexit, nó có thể sẽ còn xuống âm.
Theo BBC, lãi suất trái phiếu tại Đức, Nhật Bản, Mỹ và Anh có thể sẽ giảm. Ngược lại, đối với những nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn như, Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Italy, nó có thể sẽ tăng.
4. Thị trường nhà đất
Thị trường nhà đất, đặc biệt là ở London và đông nam nước Anh, bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt từ trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý. Nguyên nhân là người mua nhà, nhất là nhà giàu nước ngoài, muốn đợi kết quả cuối cùng.
Và khi kết quả được công bố, giới đầu tư nước ngoài lại càng lưỡng lự đổ vốn lớn vào thị trường bất động sản ở London, do lo ngại triển vọng kinh tế và chính trị tại đây
Đây không hẳn là tín hiệu xấu. Bởi giá nhà tại Anh gần đây luôn ở mức rất cao, gây trở ngại lớn cho người mua nhà.
5. Đầu tư nước ngoài và thương mại
Sau khi Anh rời EU, đầu tư nước ngoài và hoạt động thương mại của Anh sẽ phụ thuộc lớn vào những thỏa thuận sau này giữa họ và những nước còn lại trong EU. Trong ngắn hạn, đầu tư vào nước Anh có thể giảm. Nhưng đồng bảng mất giá sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu có thể thỏa thuận với EU, Anh có thể lại tiếp nhận một lượng đầu tư lớn từ nước ngoài. Do Anh là cửa ngõ để tiếp cận thị trường hơn 500 triệu dân của EU. Rất nhiều quốc gia chắc chắn sẽ không bỏ qua miếng bánh béo bở này.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.