Muốn hoa hồng trồng trong chậu cho hoa nở rực rỡ cả năm hay làm theo các bước này
Từ xưa đến nay hoa hồng không chỉ mang một vẻ đẹp kiêu sa quyến rũ và sang trọng. Hoa hồng được mọi người yêu thích mà còn bởi hương thơm, nở hoa nhiều lần trong năm. Bạn muốn chậu hoa hồng của bạn quanh năm tươi tốt, nở hoa rực rỡ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các kỹ thuật chăm sóc hoa hồng ngay nhé.
Điều kiện ánh sáng
Bạn cần chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng để đặt vị trí của chậu cây hay trồng cây, cần phải lựa chọn địa điểm là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Nếu thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa Hồng không đủ điều kiện ra hoa, cây dễ mắc bênh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất.
Lựa chọn chậu
Trồng cây hoa Hồng cần lựa chọn chậu cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất là tốt nhất. Khi đã lựa chọn được chậu trồng rồi nên đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút.
Kỹ thuật trồng cây hoa Hồng trong chậu đúng cách trước hết cần phải chọn đất tơi xốp, giá thể có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ.
Sau khi đã lựa chọn được chậu và đất rồi bước tiếp theo cần làm đó là trộn các thành phần với nhau như: 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.
Để cho chậu hoa có độ thông thoáng nước, dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ rồi tưới một lon nước sau đó trồng cây hoa Hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau khi trồng cây hoa Hồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay xong cần đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.
Các bước chăm sóc hoa Hồng
Vì cây hoa Hồng ưa ẩm nên mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Chúng ta nên tưới nước cho cây hoa Hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều. Nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc… sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp.
Nếu muốn hoa Hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
Phòng trừ sâu bệnh hại hoa Hồng
Trồng cây hoa Hồng trong chậu cần phải chú ý tới các loại nấm cây. Hiện tượng này phát triển cực nhanh khiến cây bị chết. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên... cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.
Một số bệnh thường xuất hiện trên hoa hồng:
Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc
Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.
Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc
Cắt tỉa và thu hoạch hoa hồng
Tỉa cành lá, tỉa nụ:
Bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn để tránh cho cây bị bệnh, Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới, Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm, cành hương để cây được thông thoáng. Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to, đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.
Khi ta cắt như vậy cây sẽ khỏe hơn và tập trung nhiều dinh dưỡng cho cây hơn và tạo ra cho bạn một cây hoa hồng cho nhiều hơn hơn tất cả các cây khác
Cắt hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa Hồng sẽ bốc hơi mất nước).
Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá, nhánh Hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới.
Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi cây hoa Hồng lại tiếp tục cho ra hoa.
Suckhoecuoccuocsong.com.vn (Sưu tầm)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.