Một số điểm lạc quan cho Châu lục già

8/20/2016 8:29:17 AM
Tuần qua, câu chuyện dân số già đã trở thành chủ đề nóng với giới truyền thông tại châu Âu. Qua đó, báo động một thực tế hiện hữu của các nước phát triển.  

 

Nguyên nhân khởi đầu từ việc vài ngày trước, ngân hàng của Đức Bundesbank đưa ra cảnh báo đáng ngại rằng tầng lớp lao động Đức có thể làm việc đến tận 69 tuổi mới được nghỉ hưu. Tính toán này của Bundesbank được đưa ra với lí do mỗi người phải làm việc đến độ tuổi này mới đủ bù đắp lại áp lực chi trả phúc lợi hưu trí hiện nay, khi tỷ lệ dân số già đang ngày càng cao.

Cụ thể theo Financial Times, Đức là một trong những xã hội có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên việc kéo tuổi nghỉ hưu lên đến 69 theo cảnh báo của ngân hàng Trung ương là chuyện không ai mong muốn. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến phúc lợi như chuyện tăng tuổi nghỉ hưu thậm chí có khả năng ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của bà Angela Merkel vào mùa thu đông năm 2017.

Vấn đề già hóa lực lượng lao động ở châu Âu đang gây áp lực lên ngân sách chi cho phúc lợi. Theo một báo cáo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đăng tải trên Business Insider, dân số già sẽ gây nên hàng loạt vấn đề kinh tế nghiêm trọng cho cả châu Âu. Đầu tiên là năng suất lao động suy giảm đáng kể. Thứ hai là sự suy giảm này có sự phân bổ không đồng đều giữa các thành viên châu Âu và đáng ngại nhất là các nước chịu tác động mãnh mẽ lại là các nền kinh tế yếu nhất với áp lực nợ công lớn như Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Italy.

Theo CNBC tăng tuổi nghỉ hưu là lựa chọn gần như duy nhất và thống nhất ở hầu hết các nước châu Âu. Để giảm áp lực nợ thì từ năm 2018Italy sẽ nâng tuổi nghỉ hưu lên 66 và nước Pháp là 67.

Có lẽ giờ đây cụm từ người ta hay nói về châu Âu là "lục địa già", có thể hiểu thêm là già về dân số. Anh cũng không phải ngoại lệ, khi chứng kiến một thực tế là chỉ đến năm 2050 lượng người quá 65 tuổi sẽ cao gấp đôi hiện nay. Nhưng già hóa dân số cũng không phải là điều quá tệ cho nền kinh tế nếu chúng ta chấp nhận và thích nghi với thực tế này.

Nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng lạc quan, trang tài chính City AM cho rằng sự già hóa dân số vẫn có thể giúp kinh tế tăng trưởng vì thực tế mức chi tiêu của người trung niên cao hơn người trẻ rất nhiều.

Theo thống kê đóng góp của nguời trên 50 tuổi vào mức chi tiêu tiêu dùng của kinh tế Anh chiếm đến hơn một nửa. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy GDP mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm. Lý do thứ hai theo trang thông tin này là thị trường lao động hiện tại rất linh hoạt. Nhiều người cao tuổi có thể làm việc bán thời giantùy vào điều kiện sức khỏe của mình. Hơn nữa  doanh nghiệp có thể có nhiều cơ hội kinh doanh mới nếu nghĩ đến các khu vực thị trường mà đối tượng khách hàng hướng đến là người cao tuổi.

Đặc biệt, theo tờ The guardian người có tuổi là người đã có tích lũy về tài chính. Theo thống kê tổng giá trị tài sản mà các hộ gia đình Anh cao gấp 7 lần tổng mức thu nhập sau thuế hàng năm và đây có thể là nguồn tài chính quan trọng nếu biết cách huy động.

Tổng hợp

Các tin khác