Món ăn tâm linh và nguồn gốc ngày Tết Hàn thực

4/21/2015 1:24:21 AM
Tiếng “Tết” từ lâu đã trở nên quen thuộc chứa đầy sự thiêng liêng và lòng thành kính đối với mỗi người con Việt Nam. Trong ngày Tết mọi người thường làm nhiều món ngon  dâng lên ông bà tổ tiên, nhưng riêng có Tết Hàn thực lại được làm vô cùng đơn giản với chỉ các món bánh nguội.

 

 

Sự tích về nguồn gốc Tết Hàn thực

 

Ngày Tết có nét phá cách độc đáo vậy là do Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh loạn lạc, đói quá, được

 

Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi.

 

Tử Thôi không trách vua. Ông đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được. Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử

 

 

Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy. Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba tháng Ba.

 

Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.

 

Do giao lưu văn hóa với Trung Hoa nên vào thời Lý (1010 - 1225) nhân dân ta đã tiếp nhập Tết Hàn thực này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi.

 

Cũng có sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Những chiếc bánh trôi tròn trịa ngắn ngần đầy đặn, mịn màng như làn da người thiếu nữ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt.

 

Bánh trôi, bánh chay - món ăn tâm linh không thể thiếu

 

 

Cho dù có nguồn gốc như thế nào thì bánh trôi, bánh chay cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam trong ngày Tết

 

Hàn thực. Đến Việt Nam, ngày Tết này không còn kiêng lửa nữa, đồ ăn nấu chín sẽ được để nguội để tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của người đã khuất.

 

Đặc biệt là người Việt ta đã sáng tạo bánh trôi và bánh chay - hai bánh thích hợp để ăn nguội dành riêng cho ngày Tết Hàn thực .Cứ mỗi dịp 3/3 đến, khắp các chợ lại bày bán những đĩa bánh tròn đầy, ngon mắt để mọi người có thể lựa chọn. Đảm đang hơn, các bà, các chị có thể trổ tay làm món đó tại nhà để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

 

Dịp Tết Hàn thực cũng là một cơ hội để con cháu có thể tụ họp về, quây quần bên gia đình sau những ngày làm việc xa. Đây được xem như một nét đẹp văn hóa từ lâu của con người Việt vẫn còn lưu giữ đến tận ngày nay.

Skcs.vn

Các tin khác