Mẹo bổ sung loại nước tăng lực cho cây không lo thối rễ, cây tươi tốt
Những loại nước tăng lực dưới đây khi tưới cho cây không chỉ giúp cây ra nhiều rễ, lá xanh đen, cây phát triển khỏe mạnh mà chúng ta không cần tưới quá nhiều phân bón hóa học cho cây.
Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cây mà những loại nước tăng lực này còn kích thích cây nở hoa, tăng số lượng hoa, rễ phát triển khỏe mạnh, lá xanh tốt.
Nước vo gạo kết hợp cà chua thối
Những quả cà chua bị thối hỏng thay vì bỏ đi chúng ta nên tận dụng để làm nước phân bón cho cây giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Cà chua rất giàu lycopen, trong khi nước vo gạo lại chứa một lượng lớn tinh bột, khoáng chất,… nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Cà chua thối hãy cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào xô nhựa, đổ nước vo gạo vào và để yên vài ngày để biến thành phân bón hoa tự nhiên. Khi tưới hãy pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 giúp kích thích thích cây nở hoa, giúp tăng số lượng ra hoa, rễ cây khỏe mạnh.
Vỏ trái cây và nước đường nâu
Kết hợp nước đường nâu cùng các loại vỏ trái cây làm thành nước tăng lực để bón cho hoa, cây cảnh rất tốt. Chỉ cần cắt vỏ các loại trái cây như cam, chanh, táo, chuối,… thành từng miếng nhỏ rồi cho vào hộp có nắp đậy, thêm một lượng nước thích hợp nhưng không đổ đầy hộp. Sau đó, thêm 2 thìa cà phê đường nâu vào. Hãy đậy nắp hộp lại nhưng không nên đậy quá chặt để tạo hơi bên trong có thể thoát ra trong quá trình lên men.
Kết thúc quá trình lên men từ 20-30 ngày, hãy pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi tưới cho cây giúp cung cấp nhiều loại khoáng chất và nguyên tố vi lượng cho cây trồng, cải thiện kết cấu đất, giúp bộ rễ phát triển, tăng cường sức đề kháng của cây chống lại các sâu bệnh, nấm hại.
Nước phân trùn quế
Phân trùn quế là loại phân bón có thành phần chủ yếu là dịch chiết từ trùn quế tươi với hàm lượng acid amine cao, có thể bổ sung thêm các khoáng chất đa lượng và vi lượng thiết yếu cho cây trồng giúp cây phát triển xanh tốt mà còn có thể kích thích cây ra hoa hiệu quả.
Chúng ta hãy trộn phân trùn quế với đất trồng hoa hoặc hòa tan phân trùn quế với nước theo tỷ lệ 1:3 rồi tưới cho cây trồng. Nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tần suất 7-10 ngày/lần.
Nước ruột cá
Phân cá (dịch đạm cá, đạm cá,…) giúp cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ giúp cây trồng phát triển mà còn giúp đất tơi xốp hơn, kích thích cây bật mầm, chồi mới, giúp Hãy cho ruột cá, vảy cá,… vào thùng cùng rỉ mật đường, chế phẩm men vi sinh ủ cá và lượng nước sạch phù hợp. Khuấy đều rồi đậy kín nắp lại. Sau khi ủ khoảng 40 – 45 ngày là có thể sử dụng để tưới cho cây.
Nước đậu nành lên men
Loại nước đậu nành lên men, không chỉ có tính axit mà còn giàu đạm, có thể làm cho hệ thống rễ của cây phát triển khỏe mạnh. Sau khi nấu chín đậu nành, nghiền nhuyễn rồi cho thêm nước vào, đậy nắp lại và để yên một thời gian cho lên men. Khi tưới cho cây chỉ cần pha loãng nước đậu nành lên men với nước theo tỷ lệ 1:1, tránh tưới trực tiếp kẻo bị cháy rễ
Nước ngâm tàn nhang đuổi muỗi
Khi tàn nhang đuổi muỗi dùng hết, đừng vứt đi mà hãy sử dụng để trồng hoa.
Tro nhang đuổi muỗi chứa nhiều nguyên tố kali, hòa vào nước và tưới cho cây trước khi nhiệt độ tăng cao sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây tươi, phòng ngừa tình trạng thối rễ, vàng lá.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.