Lời chia sẻ của các doanh nhân có trong hồ sơ Panama

5/10/2016 3:00:53 PM
Trongg danh sách 189 hồ sở của Panama, có nhiều cá nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, ngân hàng... Tuy nhiên, họ khẳng định hoạt động đầu tư ở nước ngoài của mình là hợp pháp.

 

Trongg danh sách 189 hồ sở của Panama, có nhiều cá nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, ngân hàng... Tuy nhiên, họ khẳng định hoạt động đầu tư ở nước ngoài của mình là hợp pháp.

Hồ sơ Panama được công bố dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org bởi Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố, trong 189 cá nhân, tổ chức có liên quan đến Việt Nam trên các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng…

Điểm theo thứ tự, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có tên bà Đàm Bích Thủy - người từng đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ Việt Nam. Theo hồ sơ, bà Thủy có liên quan tới Công ty cho thuê mua tài chính ANZ V-Trac, được mở tại đảo Virgin (thuộc Anh). Lý giải về việc có tên trong danh sách này, bà Thủy cho  biết: "Công ty VTrac đã được cấp giấy phép bởi Ngân hàng Nhà nước và khi tôi làm Tổng giám đốc ANZ Việt Nam thì tôi là người phụ trách nó. Vì vậy tôi có tên trong danh sách đó".

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Duy Hưng và bà Đàm Bích Thủy (từ trái qua phải) đều khẳng định việc có tên trong Hồ sơ Panama do liên quan đến các hoạt động đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp đã hoặc đang quản lý.

Trên thực tế, hồ sơ Panama đã đưa tên tất cả những pháp nhân được mở và thành lập ở những nơi được coi là "thiên đường thuế". Các pháp nhân mở tại Virgin sẽ được lưu lại trong hồ sơ của họ giống cách lưu trữ của cơ quan quản lý ở Việt Nam. Do đó, việc có tên trong danh sách là bình thường, không có nghĩa cá nhân hoặc công ty nào đó vi phạm pháp luật.

Trong lĩnh vực bất động sản, xuất hiện nhiều doanh nhân nổi tiếng thuộc Sovico Holdings, trong đó có bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển TP HCM, Tổng giám đốc Vietjet Air, đồng thời cũng là cổ đông lớn kiêm nhà sáng lập Sovico Holdings (Công ty mẹ của Vietjet Air).  Theo Hồ sơ ICIJ cung cấp, bà Thảo có liên quan với Ariana Hotels & Resort International trụ sở ở thiên đường thuế ở quần đảo Virgin thuộc Anh. Ariana Hotels & Resort International cũng chính là chủ cũ của Furama Resort - bất động sản mà Sovico đã đầu tư mua lại năm 2005.

Chia sẻ về vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết sở dĩ có tên trong danh sách bởi Sovico đã mua lại Furama Resort. "Năm 2005, chúng tôi là công ty quốc tế, có chủ trương đầu tư về Việt Nam. Sovico đã thắng thầu và thay thế cho các nhà đầu tư trước đó. Do công ty Furama vốn đã nằm trong danh sách công ty do Mossack Fonseca tư vấn nên khi chúng tôi mua lại thì xuất hiện tên Sovico Pte Ltd trong danh sách cũng là bình thường, cũng như các cá nhân là lãnh đạo của công ty cũng xuất hiện theo".

Không chỉ vậy, Sovico Holdings cũng xuất hiện trong danh sách với 2 cá nhân liên quan là ông Nguyễn Thanh Hùng và ông Nguyễn Cảnh Sơn. Trong đó, ông Nguyễn Thanh Hùng (Chủ tịch Sovico Holdings) chính là chồng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Ngoài các danh tính trên, danh sách này cũng có nhiều cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), công ty con NDH. SSI và Công ty Nguyễn Duy Hưng (NDH) là 2 thành viên góp vốn của Quỹ Đầu tư thành viên SSI do Công ty TNHH quản lý quỹ SSI (SSIAM) quản lý. Cả hai đều được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Ông Hưng cho biết việc có tên trong danh sách là bình thường với những doanh nghiệp hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc đó không đồng nghĩa với việc ông hay công ty có hành vi liên quan đến trốn thuế hay rửa tiền và khẳng định việc mở các công ty ở nước ngoài của mình là hoàn toàn hợp lệ và có giấy phép của cơ quan chức năng Việt Nam.

Đại diện của SSI cũng khẳng định, chưa có bất kỳ quốc gia nào cấm hành động mở công ty ở nước ngoài để quản lý tài sản. Tương tự, nhiều quỹ đầu tư, cả ở Việt Nam và thế giới sử dụng các công ty ở nước ngoài làm pháp nhân cho thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Không nên đưa ra kết luận vội vã

Sau khi có nguồn tin trên, các chuyên gia tài chính cho rằng không nên vội vã kết luận những cá nhân, tổ chức có tên là trốn thuế hay phạm pháp. Ông Cấn Văn Lực Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, cần bình tâm suy xét có nên điều tra hay không bởi việc này cũng tốn kém nhiều chi phí vả lại đây không phải hành vi trốn thuế mà là lách thuế. Do đó, cơ quan quản lý Việt Nam nên nghiên cứu để tìm cách khắc phục những kẽ hở này.

Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nói: "Các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, công ty tài chính xuất hiện nhiều trong danh sách vì thường có các cổ đông lớn là các nhà đầu tư nước ngoài nên việc này nhằm bảo vệ tài sản cho họ. Nhiều cá nhân và các quỹ cũng công khai địa chỉ từ rất lâu rồi chứ không hề giấu giếm. Đây là một vài thủ thuật của doanh nhân để tối đa hoá lợi nhuận và tránh bị đánh thuế nhiều lần".

Được biết, thông tin về Hồ sơ Panama được công bố vào đầu tháng 4/2016 với sự tham gia của các phóng viên tại 76 quốc gia, dựa trên các tài liệu được đánh cắp từ hãng luật Panama - Mossack Fonseca. Tuy nhiên, công ty này cho rằng không làm gì trái pháp luật.

Tổng hợp theo Vnexpress.net

Các tin khác