Loại phân kali tự nhiên dùng trồng cây giúp cây phát triển khỏe mạnh, hoa nở rộ
Những loại nguyên liệu dưới đây được mệnh danh là loại phân kali tự nhiên sử dụng trồng cây giúp cây phát triển khỏe mạnh, ra hoa nhiều.
Cây phát triển khỏe mạnh trong quá trình chăm sóc không thể thiếu phân bón. Phân bón đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây phát triển, kháng bệnh tật, nấm hại. Đặc biệt khi trồng hoa phân lân và kali giúp cho cây khỏe mạnh, ra nhiều hoa, hoa nở đẹp rực rỡ. Tránh tình trạng bón nhiều phân, ảnh hưởng tới đất trồng hãy sử dụng loại phân kali tự nhiên dưới đây, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao.
Vỏ chuối
Vỏ chuối là một trong những nguyên liệu coi là báu vật để trồng hoa, cây cảnh. Bởi chúng thân thiện với môi trường, mang lại nhiều dinh dưỡng cho cây. Vỏ chuối có tính axit nhẹ, chứa nhiều kali, có thể dùng làm phân bón kali, thích hợp cho nhiều loại cây có hoa như hoa trường thọ, lan càng cua hay nhiều loại hoa khác. Chúng ta có thể đem vỏ chuối phơi nắng, sau đó nghiền thành bột, rải đều trên bề mặt đất hoặc trộn với đất để trồng hoa giúp cho chất dinh dưỡng sẽ thoát ra và ngấm vào đất sau khi tưới nước.
Hay có thể cắt vỏ chuối thành từng miếng nhỏ, thêm một lượng nước thích hợp vào rồi cho thêm 1 thìa đường nâu, khuấy đều và ủ lên men trong thùng kín. Sau 20 ngày ủ vỏ chuối đã lên men hãy chắt lấy nước và pha với nước loãng để tưới hoa.
Một cách khác được những người trồng hoa chuyên nghiệp chia sẻ: Cắt vỏ chuối thành từng miếng nhỏ rồi trộn với đất. Đặt đất ở nơi thoáng mát ở góc vườn, ủ cho lên men. Khoảng 3 đến 6 tháng, đất sẽ lên men thành đất giàu dinh dưỡng, hãy đem đất đi trồng cây hoặc sử dụng để bón cho cây cảnh, hoa cảnh.
Cặn xương
Sử dụng cặn xương gà, xương lợn, xương cá,… để trồng hoa, cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Xương rất giàu dầu và các nguyên tố nitơ, phốt pho và kali, có thể thúc đẩy sự ra hoa và phát triển của cây một cách hiệu quả.
Cách làm khá đơn giản: Chỉ cần loại bỏ phần thịt và mỡ trong xương, luộc lại với nước để loại bỏ muối trong xương, sau đó phơi khô dưới nắng cho giòn. Sau khi phơi khô, hãy nghiền xương thành bột. Sau này khi trồng hoa, bạn có thể dùng chúng làm phân bón lót hoặc bón thúc để hoa nở.
Vỏ đậu phộng (vỏ lạc)
Vỏ đậu phộng cũng là trợ thủ đắc lực cho người trồng hoa, mang lại nhiều dinh dưỡng cho đất trồng. Cấu trúc của vỏ đậu phộng tương đối đặc biệt, có thể làm tăng khả năng thoát nước và thoáng khí của đất, giàu nguyên tố vi lượng, có thể cải tạo đất, chống lại tình trạng đất chai, đất cứng sau một thời gian trồng.
Chúng ta có thể sử dụng vỏ lạc để trồng cây theo các cách sau:
Cách 1:
Lấy vỏ đậu phộng phơi nắng rồi dùng chân dẫm nhẹ lên, có thể rải trực tiếp dưới đáy chậu hoa hoặc trộn vào đất đều có lợi cho sự phát triển của bộ rễ, giúp cho đất trồng thoát nước nhanh.
Cách 2:
Đốt vỏ đậu phộng thành tro, lấy một nắm tro trộn vào đất trồng hoa có tác dụng làm tăng hàm lượng kali trong đất, khử trùng và khử khuẩn, không chỉ có lợi cho bộ rễ mà còn giúp cây khỏe mạnh, lá xanh, hoa nở rộ, hoa nở nhiều.
Cách 3:
Giã nát vỏ lạc, trộn với đất theo tỷ lệ 1 vỏ lạc : 2 đất. Ủ lên men tự nhiên từ 3 đến 6 tháng để tạo thành đất dinh dưỡng, rồi dùng nó để trồng các loại hoa, cây cảnh.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.