Lại những chiêu trò mà thợ điều hòa dùng móc túi khách hàng
Mùa hè nóng bức nên sử dụng điều hòa nhiệt độ tăng nhanh, lượng máy hỏng hóc cũng nhiều lên do đó nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa cũng tăng nhanh theo và đây cũng là vụ mùa của thợ sửa chữa điều hòa. Vậy nên, không ít người dở mánh khóe để “móc túi” đẹp người tiêu dùng như bơm khí gas không đầy, báo hỏng máy, dây Ic...
Những mánh khóe bịp người tiêu dùng
Khảo sát tại 5 công ty bảo hành, sửa chữa điều hòa trên địa bàn Hà Nội thì vào thời điểm giao mùa dịch vụ sửa chữa điều hòa chính là vào mùa “ăn nên làm ra”. Theo Nguyễn Kh., nhân viên sửa chữa điều hòa của một công ty điện lạnh trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội, công ty anh mỗi ngày nhận sửa cả trăm chiếc điều hòa trong nội thành Hà Nội. Kh. thừa nhận, dù biết nhân viên thường bày trò để “móc túi” người dân sau khi sửa điều hòa nhưng không thể làm được gì vì không có bằng chứng thực sự.
Dân là nhân viên làm thợ sửa chữa điều hòa, điện lạnh. Vào mùa hè cậu thường nhận sửa chữa điều hòa, mùa đông đến lại đi bảo dưỡng bình nóng lạnh, sửa điện. Dân thừa nhận, khi sửa điều hòa cậu thường biện lý do chất lượng dây đồng kém nên phải thay dây để đảm bảo an toàn trong quá trình truyền gas để thu thêm phí dịch vụ.
Trong một lần bất cẩn, chị Nguyễn Thị Lệ (Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội) trở thành nạn nhân của chiêu trò từ thợ sửa điều hòa. Chị Lệ cho biết đã gọi thợ sửa điều hòa nhưng người này đến trễ hơn 1 giờ so với dự kiến. Ban đầu thợ yêu cầu được vệ sinh làm sạch toàn bộ điều hòa vì nó quá bụi bẩn. Sau khi hoàn thành người thợ lên tầng nạp khí gas cho cục nóng. Tuy nhiên, quá trình nạp khí gas diễn ra chỉ chừng 2 phút đã xong trong khi quy trình nạp khí gas cho điều hòa mất khoảng 10 phút. Tổng chi phí hết 500.000 đồng, trong đó 250.000 đồng tiền 1 lần nạp gas, 150.000 đồng tiền vệ sinh cùng 100.000 đồng tiền công.
Sau hai ngày, chiếc điều hòa đã sửa vẫn chạy rất nhẹ, độ làm mát kém. Thấy vậy, chị Lệ gọi điện cho người thợ sửa điều hòa để hỏi nguyên do nhưng bị khất lần. Không đợi được thêm nữa, lần này chị Lệ gọi cho bên trung tâm sửa điều hòa có uy tín. Họ nhanh chóng đến kiểm tra và cho biết khí gas chưa được bơm đầy, áp suất khí gas của điều hòa chỉ đạt 0,4, trong khi đó gas đầy bình là phải đạt 0,8. Đây là nguyên nhân khiến độ làm mát của điều hòa kém.
Theo thống kê, lương trung bình hàng tháng của nhân viên lắp đặt sửa điều hòa nhận được 4 – 5 triệu. Tuy nhiên, thợ bảo dưỡng điều hòa vẫn dở đủ mánh khóe để “móc túi” người dân thêm một khoản không nhỏ. Trung bình mỗi lần sửa chữa bảo dưỡng, thợ sửa điều hòa buộc người dân chi thêm ít nhất 200.000 đồng. Dân bảo dưỡng điều hòa phần lớn đã thỏa thuận luật bất thành văn chỉ “móc túi” thêm từ 100.000 đồng – 200.000 đồng với người dân nhưng với người sống trong chung cư hoặc doanh nghiệp thì “móc” thêm 400.000 đồng là ít. Những lý do thường được đưa ra như dây đồng tiếp gas bị nứt, gãy kém an toàn nên phải thay, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, Ic hỏng… Đó là tiết lộ của người trong nghề sau khi chúng tôi xin vào làm nghề tại công ty sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa trên đường Hoàng Hoa Thám.
Hãy cẩn thận lưu ý chiêu đem máy về nhà sửa
Tìm trên mạng một hồi anh Hùng quyết định gọi thợ sửa điều hòa của một công ty trên đường Láng. Sau khi kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa, người thợ cho biết tấm vi mạch bị hỏng và phải đem về công ty để kiểm tra vi mạch xem còn dùng được không. Người này cho cho biết nạp nguồn xong vi mạch còn chạy thì chỉ mất hơn 200.000 đồng nhưng nếu vi mạch không lên được thì phải chi 900.000 đồng để thay thế, vệ sinh, nạp gas.
Sau 3 ngày nhân viên công ty gọi điện báo “điều hòa nhà anh bị hỏng Ic, chập nguồn nếu thay mất khoảng 2,5 triệu đồng”. Tuy nhiên, anh Hùng không đồng ý thay nên nhận điều hòa về và đem đến một trung tâm sửa chữa điều hòa khác thì biết bộ nguồn bị thay thế bằng hàng tàu, một số tụ cảm biến bị lấy mất. Anh cần khoảng 2 triệu đồng để sửa cho điều hòa hoạt động trở lại. Biết mình bị công ty trước lừa, anh Hùng đến địa chỉ ghi trên thiệp thì biết được đây là khu nhà trọ sinh viên.
Minh Hà, một nạn nhân trong trường hợp này cũng lên tiếng, chuẩn bị vào hè nên anh muốn bảo dưỡng, vệ sinh chiếc điều hòa. Bảo dưỡng điều hòa để đảm bảo hoạt động tốt, đồng thời đảm bảo công tác lọc khí trong lành, tránh bụi bẩn, nhiễm khuẩn. Sau quá trình bảo dưỡng, người thợ yêu cầu thay dây gas để đảm bảo an toàn vì dây gas dùng đã lâu, có dấu hiệu rò rỉ khí gas nên cần thay một đoạn. Tuy nhiên, sau khi hỏi người quen thì được biết dây đồng vẫn dùng tốt.
Thợ điều hòa có thể kiếm bạc triệu mỗi ngày
Anh Lê Hùng Tr., một nhân viên bảo dưỡng điều hòa tiết lộ: Mùa hè là thời gian dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa kiếm bộn. Trung bình mỗi ngày sửa được trên 8 cái, ngày nào bận rộn thì trên 10 cái. Nếu là nhà bình dân, ngoài khoản tiền công sửa chữa, mỗi lần sửa anh kiếm thêm khoản phụ thu ít nhất 200.000 đồng với nhà dân do họ dùng loại điều hòa công suất nhỏ, 400.000 đồng/ lần với công ty, người có điều kiện dùng công suất lớn. Mỗi công ty thường hai người chung một đội cùng đi làm, mỗi ngày một thợ sửa chữa điều hòa kiếm thêm từ khoản phụ thu trên dưới 1 triệu đồng.
Để hạn chế tình trạng nhân viên “móc túi” người tiêu dùng, các công ty cần lên bảng giá cụ thể để nhân viên đưa khách hàng tham khảo. Sau khi đồng ý thì thợ mới được phép sửa chữa và cả hai bên cùng ký tên vào bảng giá thanh toán có đóng dấu của công ty. Có như vậy mới đảm bảo lòng tin lâu dài ở khách hàng, đồng thời quản lý nhân viên không dở chiêu trò “móc túi” người tiêu dùng. Giám đốc công ty sửa chữa, bảo hành sản phẩm điều hòa Anh Thành chia sẻ bí quyết./.
Theo PLO
Các tin khác
-
Thưởng trà số 2 Tông Đản review: giá chát hơn cả nước trà
Review thưởng trà số 2 Tông Đản -
Thưởng trà Số 2 Tông Đản giá sốc
Một ngày sau tết, sau khi ăn quá nhiều đồ ngấy chiên rán, mọi người có xu hướng thanh lọc và thưởng thức một chút gì đó nhẹ nhàng. Thưởng trà trong một không gian nhẹ nhàng là điều mà rất nhiều người lựa chọn. -
Tìm hiểu tục để móng tay dài (móng tay lá lan) của người Việt xưa
Tục để móng tay dài hay còn được biết đến với tên gọi khác là móng tay lá lan chính là việc dể móng tay dài, không cắt ngắn của tầng lớp thượng lưu, quý tộc hay các quan lại, địa chủ ngày xưa của người Việt. -
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận -
Trình độ văn hoá của con người đôi khi được thể hiện qua hành động nhỏ
Đôi khi những hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. -
Mách bạn những set quà tặng người yêu trong ngày lễ Valentine cực lãng mạn, ý nghĩa
Ngày lễ Valentine sắp đến gần, đây là dịp các đôi tình nhân thể hiện tình yêu của mình thông qua những lời chúc, món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau. -
Điều kiêng kỵ không nên làm tránh xui xẻo trong ngày Tết Đoan Ngọ
Từ ngày xưa ông cha ta tin rằng trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt
Café là đồ uống không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam và cả trên thế giới. Lượng quán café đặc biệt có Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato được liên tục mở Việt Nam và trên thế giới. -
Ruby: Hồng ngọc hợp với những mệnh nào?
Ruby loại đá ngọc được gọi Hồng ngọc màu đỏ, đá nằm trong nhóm corindon có thành phần hoá học Al2O3. Ruby kết tinh trong hệ ba phương. -
Tục lệ 'khắc dấu' trên đầu trẻ em ở nhóm dân tộc Houeda khiến ai chứng khiến cũng rùng mình
Bộ tộc ít người ở Châu Phi đã tồn tại một tục lệ lâu đời có tục 'khắc dấu' trẻ em như một hình thức để đánh dấu tuổi trưởng thành của những đứa trẻ. Tục lệ 'khắc dấu' này cũng được bộ lạc Benin khẳng định chúng là một thành viên trong gia tộc, hình thức làm đẹp.