Kỹ thuật ươm hạt, chăm sóc kiwi cho trái sai quả, cây ít sâu bệnh
Kiwi là loại cây thích hơp được trồng tại những nơi có khí hậu ôn đới hay bán nhiệt đới như Đà Lạt, Sapa. Nhưng những ai nỡ yêu thích kiwi muốn trồng ngay tại nhà, ban công, tầng thượng nhưng chưa biết kỹ thuật ươm hạt, chăm sóc, thu hoạch hãy cùng suckhoecuocsong.com.vn tìm hiểu kỹ thuật trồng kiwi ngay nhé.
Thông thường khi muốn chọn giống kiwi để trồng thường chúng ta sẽ chọn những cây con được bán tại các cửa hàng cây giống vừa không tốn thời gian ươm hạt, chăm sóc, thời gian cho trái nhanh hơn. Nhưng với những ai muốn tận mắt chứng kiến quá trình phát triển của kiwi từ lúc còn ươm hạt đến khi cây trưởng thành có thể chọn phương pháp tự ươm hạt kiwi. Vậy kỹ thuật ươm hạt kiwi như thế nào hạt mới nảy mần cây nhanh phát triển?
Hướng dẫn kỹ thuật ươm hạt kiwi tại nhà
Dụng cụ ươm hạt:
Lựa trái kiwi đã chín, dao, cốc nước, nước sạch, phân đầu trâu, khăn giấy đã thấm đẫm nước, hộp đựng, đất dinh dưỡng
Tiến hành ươm hạt:
Bước 1: Trái kiwi bổ đôi lấy hết phần thịt, lọc phần thịt của trái lấy hạt kiwi, lựa chọn những hạt chắc, to và mẩy và đem rửa sạch hạt không còn phần thịt bám vào hạt kiwi.
Bước 2: Ngâm hạt trong cốc nước ấm, đặt tại nơi có nhiều ánh sáng, cửa sổ nơi có nhiệt độ cao. Nếu như vào mùa đông nhiệt độ thấp có thể để gần đèn để nước trong cốc ươm hạt không bị quá lạnh.
Bước 3: Ngâm hạt trong khoảng thời gian 1 tuần, để kích thích hạt nhanh nảy mầm cho 1-2 viên phân hữu cơ, chú ý thay nước hàng ngày.
Bước 4: Khi thấy hạt bắt đầu hơi nở ra chuyển hạt ươm sang khăn giấy đã thấm nước. Úp hộp nhựa lên khăn giấy để những nơi có ánh nắng mặt trời như ban công, cửa sổ.
Lưu ý: Giữ ẩm cho giấy, không đậy hộp quá kín, đảm bảo không khí lưu thông bên trong hộp.
Bước 5: Quan sát thấy hạt kiwi bắt đầu nảy mầm, ra những ngọn mầm xanh đây là thời điểm tốt nhất để gieo hạt kiwi xuống đất.
Bước 6: Dùng chậu đất đã được cho than bùn, đất dinh dưỡng, đá nhỏ, phân bón hữu cơ. Khi cho hạt ra đất nên đặt hạt xuống đất độ sâu từ 0,7-1cm khoảng cách các cây kiwi từ 7-9cm không quá sát nhau.
Bước 4: Đặt chậu ươm tại nơi có ánh sắng, giữ ẩm cho đất, dùng hộp nhựa hoặc giấy che lên trên cho đến khi hạt kiwi nhú mầm nên khỏi mặt đất.
Lưu ý: Đảm bảo đất trong chậu ươm luôn ở trạng thái ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt.
Sau khoảng ba tháng, cây kiwi sẽ phát triển khỏe mạnh. Khi cây non lên được 5-6 lá mần tiến hành chuyển những cây kiwi con sang những chậu lớn, thùng xốp, mảnh đất để tiến hành chăm sóc cây.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc kiwi
Nhiệt độ: Để cho cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt nhiệt độ vào mùa đông tối đa trung bình từ hơn 13-15 độ C. Đối với mùa hè nhiệt độ tối đa trung binh từ 23-25 độ C. Nhiệt độ quá cao khiến cây dễ bị chết do nhiệt độ cao, héo úa, chậm phát triển thậm chí có thể bị chết nếu như không được quan tâm chăm sóc.
Đất trồng: Muốn kiwi phát tiển tốt nhanh ra trái nên chọn những đất có nhiều dinh dưỡng. Có thể mua đất được bán tại các cửa hàng cây trồng hoặc tự trộn đất với các phế phẩm như phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ, đất phù sa. Trước khi trồng kiw tiến hành bón lót vôi trắng cho đất trồng từ 7-10 ngày để xử lý các sâu bệnh gây hại cho kiwi.
Nước: Kiwi không cần quá nhiều nước người trồng chỉ cần đảm bảo nguồn nước ở mức trung bình. Nên duy trì độ ẩm cho cây từ lúc trồng cho đến khi cấy phát triển được 3 tháng.
Làm giàn: Tại các ban công, chung cư, sân thượng khi cây được 3 tháng tiến hành làm giàn cho kiwi leo. Nếu có điều kiện làm giàn từ lưới mắt cáo bằng thép hoặc nếu không tận dụng những thanh tre nứa còn vững chắc làm điểm bám vững chắc cho kiwi. Uốn cây cố định vào 1 phía của giàn để cây tự leo.
Cắt tỉa lá, cành thừa: Từ 3 tháng trở đi kiwi phát triển khá nhanh chỉ sau một thời gian sẽ phủ kín giàn leo lúc này người trồng tiến hành cắt tỉa những cành khô héo, sâu bệnh, lá thừa,…để tạo độ thoáng cho giàn.
Bón phân: Muốn cây kiwi phát tiển nhanh ngoài việc lựa chọn đất, nước, tỉa lá thì việc cung cấp dinh dưỡng cho cây vô cùng quan trọng. Bởi bón phân quyết định đến quá trình ra hoa, kết trái cho kiwi. 3 tháng 1 lần nên tưới thêm phân đầu trâu giúp kích thích dễ, lá phát triển. Theo định kỳ hàng năm nên bón cho cây kiwi 0,5 kg phân lân, 1kg phân đạm, kèm theo kali giúp trái ngọt hơn, cây phát triển tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây kiwi:
Ruồi đục trái:
Nguyên nhân: Do ruồi vàng đẻ trứng vào bên trong trái, khi trứng nở thành giòi ăn phá nát thịt trái và làm thối trái, giảm năng suất trái.
Phòng trừ: Đặt bẫy ruồi vàng bằng các bẫy tự nhiên tự chế, bọc túi nilon xung quanh quả hoặc có thể dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng.
Sâu cuốn lá:
Nguyên nhân: Sâu cuốn lá là loại sâu bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển kiwi, loại sâu này gặm nhấm các lá cây khiến cây bị khô lá không thể sinh trưởng, ra trái được.
Phòng trừ: Hạn chế bón quá nhiều đạm, làm sạch đất gốc cây. Khi phát hiện bênh sâu cuốn lá tiến hành phun một trong các loại thuốc Biocin 16WP, Cyperin, Padan 95 SP, Patox 95SP, Olong 55WP, Vertimex, Vibamec 5.5EC hay Sherzol vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Rệp dính:
Nguyên nhân: Do rệp bám vào vỏ thân cây, kẽ lá, cành hút các chất dinh dưỡng của cây khiến kiwi bị khô nứt, vết nứt mở đường cho các dịch hại khác xâm nhập và gây hại cây.
Phòng trừ: Vệ sinh dụng cụ làm vườn, giặt kỹ quần áo sau khi chăm sóc, Khi có từ 5% trở lên số cây trong vườn bị nhiễm, có thể sử dụng dầu khoáng hoặc Clothianidin, Permethrin... để trừ.
Thụ phấn: Hầu như kiwi không cần nhờ sự trợ giúp của con người khi thụ phấn bởi các con côn trùng như ong, bướm,… sẽ đảm nhận công việc này. Khi kiwi ra trái và bắt đầu phá triển tiến hành loại bỏ những quả sâu, quả kẹ chọn những trái to, cân đối.
Thu hoạch: Quan sát trái kiwi khi bắt đầu chín màu sắc quả ngả dần sang màu vàng sậm, phần vỏ bên ngoài khi chạm vào sẽ mềm giống như quả hồng xiêm, bắt đầu có mùi thơm nhẹ. Đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.