Kỹ thuật trồng và chăm sóc cau cảnh trong chậu
Cau cảnh có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Arecaceae. Không chỉ mang đến không gian ngôi nhà màu xanh dễ chịu, cau cảnh được đánh giá là thanh lọc không khí rất tốt.
Cây cau cảnh có chiều cao trung bình từ 70cm-2m. Cây mọc thành bụi, thân vươn thẳn, lớn ở gốc và nhỏ dần lên ngọn, màu xanh ngả vàng. Các tàu lá mọc thẳng từ gốc, đối xứng nhau, tỏa đều và xanh mướt. Ở giữa lá có gân cứng màu vàng.
Tác dụng của cây cau cảnh với sức khỏe
Cây cau cảnh cảnh thích hợp trồng trong nhà, phòng máy lạnh để tránh không khí quá khô gây hại da nên được rất nhiều gia đình chọn trồng. Các loại khí độc hại như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene, toluene, … đều có khả năng bị cây Cau cảnh loại bỏ.
Bên cạnh đó cây cau cảnh còn hút tia tử ngoại từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, lò vi sóng, …
Cây Cau cảnh trong phong thủy
Trong phong thủy cây cau là một biểu tượng của sự bình yên và mang đến những điều tốt đẹp.
Trồng cây cau trước nhà có ý nghĩa như sự án ngữ, là vật che chắn bảo vệ ngôi nhà khỏi điều xấu xa và những luồng năng lượng độc hại
Cây Cau còn có thể khai thông vượng khí, giúp người trồng may mắn phát tài.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cau cảnh
Chọn giống:
Nhằm tiết kiệm thời gian chăm sóc bạn có thể chọn giống nhau tại các vườn ươm hoặc các cửa hàng bán cây cảnh.
Chọn những cây khỏe mạnh, lá phát triển xanh tươi, thân cây không có dấu hiệu của xâu bệnh hay nấm hại.
Đất trồng
Cau cảnh sau khi mua về bạn nên thay đất cho cây và chuyển cây sang chậu mới kích thước to hơn chậu cũ. Đất trồng nên trồng trên đất phù sa nhiều chất dinh dưỡng nên thêm ít tro trấu và xơ dừa để vừa giữ ẩm mà cũng thoát nước tốt đồng thời trộn thêm phân NPK với đất trồng để cau có thêm chất dinh dưỡng.
Nhiệt độ
Cau cảnh phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ18-28° C. Do đó, khi đặt trồng trong nhà bạn cần giữ nhiệt độ phòng ở mức nhiệt độ này. Ở ngoài trời nhiệt độ cao hơn cây vẫn phát triển tốt nhưng lá không xanh mướt và phát triển tốt như đặt trong nhà nơi vừa đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây.
Tưới nước
Cau cảnh ưa ẩm, cần nhiều nước, nhưng không thích ngập úng. Mỗi ngày nên tưới cho cây một lần với lượng nước vừa đủ làm ướt đất.
Trong 1 tuần nên phun sương cho lá từ 2-3 lần để làm sạch bụi bẩn bám trên lá cây giúp cây phát huy tác dụng thanh lọc không khí tốt hơn.
Ánh sáng
Tuy cau cảnh có thể trồng hay đặt bất cứ nơi đâu nhưng để cây phát triển tốt nhất nên đặt cây tại nơi có đủ lượng ánh sáng cần thiết. Nếu đặt nơi có nhiều ánh nắng gắt lâu ngày cây có thể bị vàng lá, khô héo, còi cọc thậm chí chết dần. Vị trí tốt nhất chính là cửa sổ, cửa kính vừa che nắng chắn gió lại có thể nhận đủ ánh sáng để quang hợp.
Phòng trừ sâu bệnh hại trên cau cảnh
Đối với cau cảnh người trồng cần đặc biệt chú ý đến một số loại sâu bệnh hại cau như: nấm, rệp lá hay sâu bọ trú ngụ.
Nếu phát hiện rếp lá, sâu bọ trên cây người trồng cần cắt bỏ lá vàng úa, loại bỏ lá bẹ già khô, bắt sâu bọ và phun thuốc trị rệp lá.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Vuoncayviet
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.