Kỹ thuật trồng cây thủy sinh trân châu Nhật Bản
Trân châu Nhật Bản có tên khoa học là Glossostigma elatinoides, nhóm loài Angiosperms, họ Phrymaceae thuộc chi Glossostigm. Trân châu Nhật Bản có nguồn gốc từ New Zealand, được ông Takashi Amano nhập về Nhật lần đầu tiên vào năm 1980, nhờ sở hữu màu xanh mướt, tạo không gian xanh cho hồ thủy sinh .Vẻ đẹp độc đáo nên loài cây thủy sinh này được rất nhiều người ưa chuộng.
Chúng là loại cây tiền cảnh được trồng nhiều trong các bể thủy sinh mang nhiều phong cách khác nhau. Trân châu Nhật Bản có chiều cao từ 2-3cm, rộng khoảng 3cm, tốc độ sinh trưởng khá nhanh trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, không cần quá nhiều công chăm sóc, khá dễ trồng. .
Trân châu Nhật Bản có thể trồng ở nhiều vị trí trong hồ thủy sinh như trồng trên lũa, đá, nền trơ, sỏi cát, nền hạt cát mịn, nhiều dinh dưỡng, hay trồng trên cạn hoặc dưới bể thủy sinh đều được, làm tiền cảnh theo nhiều phong cách trang trí khác nhau.
Hướng dẫn cách trồng trân châu Nhật Bản
Cách trồng trân châu Nhật Bản khá đơn giản,không quá cầu kì chúng ta chỉ cần ngắt từng đoạn ngắn cây với lá, dễ rồi dùng nhíp chuyện dụng cắm xuống nền, thêm dưỡng chất cho cây.
Khi cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết cho cây phát triển cây sẽ sinh trưởng nhanh trong môi trường nước.
Khi cây đã mọc thành thảm, khoảng 4-5 lớp lúc này bạn nên bắt đầu cắt tỉa chúng để tránh tình trạng cây mọc quá dày, nổi tách khỏi nền gây mất thẩm mỹ cho hồ thủy sinh,…
Cách chăm sóc trân châu Nhật Bản
Khi trồng trân châu Nhật Bản cần chú ý một sốđiều kiện như: khí CO2, dinh dưỡng, nước, ánh sáng:
Nước trong bể thủy sinh
Nước trong bể thủy sinh phải sạch, không lẫn tạp chất, có mùi lạ, nước đã được xử lý khử Clo. Khi đảm bảo nguồn nước sạch, sáng đẹp cho hồ thủy sinh mà còn tạo môi trường tốt để cây sinh trưởng xanh tươi, phát triển nhanh.
Trong quá trình chăm sóc nên thay nước thường xuyên để hạn chế rêu hại sinh trưởng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trân châu Nhật Bản, cây có thể bị chết ngạt và khiến cho hồ thủy sinh của bạn mất thẩm mỹ.
Ánh sáng
Cường độ ánh sáng cho trân châu Nhật Bản phát triển tốt ít nhất là 0,5w cho mỗi lít nước. Khi ánh sáng trong bể thủy sinh đủ mạnh trân châu Nhật Bản sẽ bò sát đất. Nhưng nếu ánh sáng trong hồ thủy sinh không đủ mạnh chúng sẽ có xu hướng ngóc cao đầu, không bò thành thảm nền
Lượng khí CO2 cung cấp cho trân châu Nhật Bản
Lượng khí CO2 là một phần rất quan trọng trong việc sinh trưởng, phát triển của trân châu Nhật Bản. Lượng CO2 cung cấp cho trân chân Nhật Bản phát triển từ 20 đến 40 mg/L
Bổ sung dinh dưỡng cho cây
Trân châu Nhật Bản có nhu cầu dinh dưỡng cao bởi loài cây thủy sinh này rất háo dưỡng chất, ít kén nền khác với một số loài cây thủy sinh khác do đó cần bổ sung dinh dưỡng cho chây. Những hồ thủy sinh nhiều dinh dưỡng, được cung câp dinh dưỡng thường xuyên, đầy đủ loài cây này sẽ mọc rất nhanh, tạo thành thảm xanh mướt, đẹp mắt.
Bên cạnh đó, độ pH trong hồ dao động từ 5 đến 7,5 lượng Nitrate trong hồ từ 10 đến 50 mg/L, Phosphate từ 0,1 đến 3 mg/L, Potassium (K+) từ 5 đến 30 mg/L, Iron (Fe) từ 0,01 đến 0,5 m/L để đảm bảo cho sự phát triển của trân châu Nhật Bản.
Một số bệnh thường gặp khi trồng trân châu Nhật Bản
Trân châu Nhật bản bị trắng lá
Nguyên nhân: Do không cung cấp đủ hàm lượng CO2 cho sự phát triển của trân châu Nhật Bản.
Dấu hiệu: Trân châu Nhật Bản bị trắng lá, héo lá
Khắc phục: Bổ sung hàm lượng CO2 trong bể thủy sinh, lượng CO2từ 20 đến 40 mg/L.
Trân châu Nhật bản bị mọc ngóc ngọn cao
Nguyên nhân: Do nhiệt độ quá thấp hoặc ánh sáng trong hồ quá yếu
Dấu hiệu:
Trân châu Nhật Bản có xu hướng mọc ngóc ngọn lên cao, không bò thành thảm nền
Khắc phục:
Điều chỉnh lại cường độ ánh sáng cho trân châu Nhật Bản phát triển tốt, ít nhất là 0,5w cho mỗi lít nước, nhiệt độtừ 15 đến 30 độ C.
Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích cho người chơi thủy sinh có thêm kiến thứcđể có được những bể thủy sinh đẹp với những thảm trân châu Nhật Bản xanh đẹp, tạo được điểm nhấn cho không gian của ngôi nhà.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Những loại đá dùng cho bể thủy sinh, nguyên tắc khi sắp xếp bố cục núi đá hồ thủy sinh
Đá thủy sinh là các loại đá trong tự nhiên dùng để sắp xếp bố cục theo các phong cách khác nhau cho bể thủy sinh được sinh động, phong cách hơn, sang trọng hơn. Đá thủy sinh có thể được sử dụng để làm trang trí các tiểu cảnh, bể thủy sinh bán cạn,… -
Cách chọn lũa thủy sinh, xử lý lũa thủy sinh đúng chuẩn
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn mua lũa thủy sinh, cách xử lý lũa thủy sinh đúng chuẩn được nhiều người áp dụng thành công. -
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hẹ nước trong hồ thủy sinh
Trồng và chăm sóc hẹ nước trong hồ thủy sinh phát triển khỏe mạnh người chơi thủy sinh cần quan tâm đến các yếu tố như: nước, dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng,… -
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, cắt tỉa ráy Petite Nana trong hồ thủy sinh
Ráy Petite Nana là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người ưu chuộng trồng trong hồ thủy sinh của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và cắt tỉa ráy Petite Nana. -
Kỹ thuật trồng Bucep trong hồ thủy sinh luôn xanh tốt
Để Bucep phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, ít nhiễm nấm bệnh người chơi cần lưu ý đến những yếu tố gì khi trồng Bucep trong hồ thủy sinh? -
Ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, cách điều trị hiệu quả nhất
Có nhiều nguyên nhân khiến ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này phải kể đến như -
Hướng dẫn cách trồng trâu châu Cuba trong hồ thủy sinh
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trân châu Cuba đã được nhiều áp dụng. -
Hướng dẫn kỹ thuật trồng dương xỉ trong hồ thủy sinh
Khi trồng dương xỉ thủy sinh trong hồ thủy sinh bạn cần chú ý thường xuyện dọn hồ thủy sinh sạch sẽ, thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước, tránh ký sinh trùng làm bẩn nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của dương xỉ thủy sinh. -
Cách trồng rong đuôi chó trong hồ thủy sinh
Rong đuôi chó hay rong đuôi cồn được biết là loài cây thủy sinh có sức sống cao, rễ chăm sóc, không tốn quá nhiều công chăm sóc, dinh dưỡng nên trồng rong đuôi chó (rong đuôi chồn) khá dễ dàng.