Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn
Các bước sơ cứu người bị ngạt khói trong vụ cháy
Ngạt khói trong hỏa hoạn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ hỏa hoạn tại nhà, nhà cao tầng, chung cư. Khi thấy nạn nhân bị ngạt khói trong vụ hỏa hoạn hãy lập tức thực hiện các kỹ năng sơ cứu dưới đây giúp người bị ngạt khói thoát khỏi nguy hiểm.
Những người bị ngất, thiệt mạng do hít phải khí độc CO, CO2,metan,... sinh ra từ quá trình cháy các vật liệu tại hiện trường hỏa hoạn. Do lửa lan chậm, nhiệt độ cao tỏa từ từ nhưng khói, khí độc thì phát sinh rồi lan rộng rất nhanh, nguy hiểm.
Chỉ sau vài phút cơ thể tiếp xúc với khí độc từ đám cháy, các khí độc sẽ xâm nhập và tấn công đường thở gây ngộ độc với các triệu chứng như khó thở, đau đầu, lú lẫn, gây ngất, nặng hơn là ức chế thần kinh, ngưng thở.
Bên cạnh đó, các khí độc, khí khí CO không màu, không mùi nên rất khó phát hiện, khi ngấm vào máu sẽ chiếm chỗ của oxy khiến các cơ quan tổn thương từ đó khiến nạn nhân bị sẽ ngất đi rồi tử vong nếu không được phát hiện, sơ cứu và xử lý kịp thời.
Nếu trong vụ hỏa hoạn gặp trường hợp người bị ngạt khói hãy ngay lập tức tiến hành sơ cứu nạn nhân theo các bước dưới đây.
+ Di chuyển nạn nhân bị ngạt khói đến nơi thoáng mát, có đủ oxy, tùy thuộc vào tình trạng chấn thương của từng người để có các xử lý phù hợp. Gọi cấp cứu, ưu tiên xử trí vấn đề nghiêm trọng trước, đặc biệt là hồi sức tim phổi cho người đã ngưng thở. Di chuyển lập tức nạn nhân bị ngạt khói đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe.
+ Những người còn tỉnh táo, hô hấp được nên để họ nằm, ngồi nghỉ ở chỗ râm mát, thoáng khí. Cho uống nước để giảm nhiệt độ cơ thể cũng như bù lượng nước đã mất
+ Những người bị bất tỉnh nhưng vẫn hô hấp được, cho họ nằm nghiêng để đờm dãi không làm bít đường thở. Nếu có bình oxy nên cho họ thở ngay
+ Những người bị bất tỉnh, ngừng thở, thở bất thường phải hồi sinh tim phổi (ép tim, hà hơi thổi ngạt) trước
Bước 1: Cần đặt nạn nhân nằm lên bề mặt cứng.
Bước 2: Người sơ cứu lồng hay bàn tay vào nhau và đặt cườm tay ngay giữa lồng ngực (vị trí giữa hai núm vú), sau đó ép xuống nhanh, mạnh.
Mỗi nhịp lồng ngực lún sâu xuống khoảng 5-6 cm.
Bước 3: Sau mỗi 30 lần ép tim thì thực hiện thổi ngạt hai lần. Khi thổi ngạt, người sơ cứu dùng miệng thổi hơi thở của mình vào miệng của nạn nhân, đồng thời dùng tay để bịt chặt mũi và ngược lại để hơi thở không bị thoát ra ngoài.
Bước 4: Lặp lại các thao tác liên tục cho đến khi nạn nhân bị ngạt khí có sự sống hoặc được nhân viên cấp cứu chuyên nghiệp đến hỗ trợ.
Lưu ý: Trong hơi thở bình thường có chứa khoảng 15-16% oxy. Các thao tác hồi sức tim phổi này sẽ cung cấp oxy cho máu, cũng như đẩy máu từ tim đến não và các tạng quan trọng, giúp duy trì sự sống tối thiểu cho người bị nạn.
+ Nếu phát hiện nạn nhân có dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng cần móc ra để làm thông thoáng đường thở của họ.
+ Nếu nạn nhân bị bỏng, cần dội nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng, thời gian dội có thể 10-20 phút hoặc lâu hơn, cho đến khi nạn nhân cảm thấy cơn đau bớt bỏng rát, không còn phừng phừng nữa.
+ Không nên dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm trực tiếp lên người nạn nhân. Bởi lúc này cơ thể người bị nạn đang bị bỏng nóng, da chưa điều tiết về lại nhiệt độ bình thường, gây ra bỏng lạnh
+ Nên cởi quần áo, tháo bỏ trang sức, phụ kiện... ở vùng da bị bỏng.
+ Dùng màng bọc thực phẩm sạch để đắp lên vết thương, để che bụi bẩn, tránh nhiễm trùng cho nạn, đưa họ tới bệnh viện.
Phòng ngừa hít phải khí độc trong hỏa hoạn hãy
+ Khi phát hiện có cháy không được hoảng loạn mà cần gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy 114, chạy ra ngoài ban công hoặc sân thượng tìm người giúp đỡ.
+ Khói nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên trên hãy hạ người xuống sàn, khuỵu hai tay và đầu gối để di chuyển
+ Cần xác định nguồn khói và hướng gió để chọn nơi lánh nạn hợp lý, giảm nguy cơ ngạt khói.
+ Lấy một mảnh vải, làm ẩm và để gần mũi, miệng. Nước sẽ lọc khí độc, ngăn hít khí độc phát sinh trong đám cháy.
+ Nếu bị mắc kẹt trong phòng, hãy đóng các cửa lại để ngăn khói bay vào. Bịt các kẽ hở xung quanh khung cửa, quạt thông gió bằng vải ướt hoặc băng dính để hạn chế khói độc vào phòng
+ Nếu quần áo bị bắt lửa, hãy nằm và lăn người cho đến khi lửa được dập.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột
Thau rửa bể nước làm sao để tránh tử vong do ngộ độc khí Sunfua hydro
Dạy kỹ năng thoát hiểm khi bị trói ở dưới nước
Kỹ năng thoát hiểm an toàn khi ô tô bốc cháy
Cha mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng thoát hiểm nào khi xảy ra hỏa hoạn?
Suckhoecuocsong.vn