Kinh nghiệm tăng giảm độ pH trong hồ thủy sinh hiệu quả

12/7/2020 3:52:00 PM
Độ pH ảnh hưởng nhiều trong hồ thủy sinh bởi nó quyết định sự sống, sinh trưởng phát triển của cá, tép cảnh, tôm cảnh và các cây thủy sinh.

 

Để có được hồ thủy sinh đẹp mắt không chỉ quan tâm đến vấn đề ánh sáng, rêu hại,…mà người chơi thủy sinh cần quan tâm đến độ pH trong hồ thủy sinh. Nhưng làm thế nào để tăng giảm độ pH hợp lý mà hiệu quả thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách tăng giảm độ pH trong hồ thủy sinh hiệu quả, an toàn.

Độ pH là gì?

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong nước, nói cách khách pH là  độ axit hay bazo của nước trong bể thủy sinh.

Nhiều loại cá cảnh, tép cảnh, cây thủy sinh chỉ thích nghi, sinh sống ở trong độ pH nhất định. Khi độ pH quá cao hay quá thấp trong hồ thủy sinh đều không thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật. Khi pH quá cao hay thấp sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối-nước, giữa thực vật và môi trường ngoài.

Độ pH ảnh hưởng thế nào đến hồ thủy sinh?

Độ pH ảnh hưởng nhiều trong hồ thủy sinh bởi nó quyết định sự sống, sinh trưởng phát triển của cá, tép cảnh, tôm cảnh và các cây thủy sinh.

+ Cá cảnh chỉ có thể sống trong môi trường có chỉ số pH từ 6-8, tùy thuộc vào từng loại cá cảnh mà chỉ số pH phù hợp với chúng

+ Độ pH trong hồ ảnh hưởng đến màu sắc của cây thủy sinh. Ví dụ như cây huyết tam lang sẽ ra màu đỏ khi sinh trưởng trong hồ thủy sinh có độ pH >7 sẽ chuyển sang màu xanh khi độ pH <7.

Trong hồ thủy sinh độ pH<5,5 tính axit cao gây tác hại trực tiếp đến chất nhườn của da cá, ngăn sự hô hấp của cá thậm chí có thể làm cá cảnh bị chết hay sản sinh ra H2S gây ngộ độc cho cá.

Ngược lại, hồ có độ pH>8,5  tính kiềm cao sẽ tác động đến cá cảnh như phá hủy da, mang cá, giảm sự vận chuyển oxy, tăng hàm lượng NH3 trong nước.

Làm thế nào đo được độ pH trong hồ thủy sinh?

Để đo được độ pH trong hồ cá thủy sinh bạn có thể sử dụng dung dịch test pH hoặc máy đo độ Ph.

+ Dung dịch test pH: Dung dịch tets độ pH bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cưa hàng cá cảnh. Nhưng ngược điểm của loại dung dịch test này luôn có thời hạn nhất định không để được lâu. Nên khi mua nên mua số lượng vừa đủ, không quá nhiều.

+ Máy đo pH: Máy đo độ pH được nhiều người sử dụng bởi cho kết quả chính xác cao, sử dụng được lâu nhưng chi phí cũng khá cao.

Độ pH như thế nào thì lý tưởng cho hồ thủy sinh?

Để biết được độ pH lý tưởng cho hồ thủy sinh trước hết bạn phải nắm rõ được mối liên quan giữa vi sinh và dinh dưỡng trong hồ thủy sinh.

Vi sinh:

Những hồ thủy sinh có độ pH>7 thì hệ vi sinh phát triển cực mạnh, nước trong hồ rất trong.

Những hồ có độ pH<6 thì hệ vi sinh phát triển yếu hơn, một số chủng vi sinh có lợi không thể phát triển được, dễ bùng phát rêu hại sinh sôi.

Dinh dưỡng:

Những hồ có độ pH từ 7 trở lên những chất đa lượng (N, P, Mg, S, K) dễ hấp thụ hơn nhưng từ 7,5 trỏe lên thì những vi lượng như (Fe, Mn, B,…) khó tồn tại trong nước khiến cây thủy sinh dễ gặp phải hiện tượng mất màu.

Nhưng hồ có độ pH từ 6 trở xuống lượng vi lượng cực mạnh nhưng đa lượng lại yếu khiến cây thủy sinh khó hấp thụt, rêu lại phát triển.

Do đó, nếu để độ pH trong hồ thủy sinh dưới 7 nhưng không quá thấp dưới 6 thì mọi vấn đề có thể được giải quyết. Những cây thủy sinh sẽ phát triển tốt, vi sinh không quá yếu, vi lượng không quá mạnh, CO2 trong nước dễ hoạt động.

Hướng dẫn cách tăng giảm độ pH trong hồ thủy sinh phù hợp, an toàn

Tăng độ pH trong hồ thủy sinh

Sử dụng baking soda (NaHCo3):

Để tăng độ pH mà vẫn an toàn cho sự phát triển của các sinh vật trong hồ mà không ảnh hưởng đến độ cứng của nước bạn có thể dùng baking soda (NaHCo3). Cách làm cũng khá đơn giản bạn chỉ cần dùng 8-9 gram baking soda này pha loãng ra vào 1 ly nước rồi đổ thẳng vào hồ

Sục khí O2:

Khi sục khí O2 có tác dụng làm tăng độ pH nhẹ và  loại trừ CO2 trong nước

 Sử dụng vật liệu lọc

Bạn có thể sử dụng vật liệu lọc có tính kiềm nhẹ để làm tăng độ pH trong hồ thủy sinh.

Giảm độ pH trong hồ thủy sinh:

Để giảm độ pH trong hồ thủy sinh việc đầu tiên chính là loại bỏ những yếu tố gây tăng độ pH trong hồ. Bởi một số thứ trong hồ thủy sinh có thể làm tăng độ pH mà nhiều người không chú ý đến như: san hô, sỏi 3 màu có lẫn vỏ ốc nhỏ, cát muối tiêu, vỏ ốc xay nhuyễn, đá tai mèo, kẹp kem,…

Cung cấp CO2 dạng khí nén đây là cách làm giảm độ pH trong hồ thủy sinh vừa dễ mà lại có lợi cho hồ thủy sinh. Bạn chỉ cần dùng khí CO2 làm giảm độ pH từ 0,7đến 1 độ là an toàn mà vẫn đảm bảo đủ khí CO2 cho cây.

Bạn có thể sử dụng một số axit an toàn như: Ascorbic acid (vitamin C), Acid Citric, Acid nitric (HNO3) hoặc H3PO4  chuyên hạ ph cho hồ cá dĩa…Cách làm cũng khá đơn giản bạn chỉ cần lấy vài ml axit trên, pha loãng vào ca nước rồi cho vào hồ, sau 5-10 phút thì đo lại pH hồ xem giảm được bao nhiêu độ PH sau đó tự căn chỉnh cho từng hồ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rêu bùn cho vào hồ thủy sinh hoặc lá bàng, nước đen cũng có tác dụng giảm pH nhẹ nhưng cần nhiều thời gian hơn.

Lưu ý:

Khi tăng độ pH cho hồ thủy sinh bạn không nên sử dụng san hô vì san hô ngoài việc tan HCO3 làm tăng Kh, Ph, nó còn tan luôn Ca và Mg làm tăng luôn độ cứng (GH) của nước.

Nên tăng giảm độ pH từ từ tránh thay đổi độ pH quá nhanh gây shock cho cá cảnh, tép cảnh, các loài thủy sinh

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác