Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
Hướng dẫn cách lựa chọn dê khỏe mạnh, cách làm chuồng nuôi dê đúng chuẩn, cách lựa chọn thức ăn nuôi dê
Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
Nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Để đàn dê khỏe mạnh phát triển tốt, ít nhiễm bệnh khi nuôi dê cần chú ý đến xây dựng chuồng trại, lựa chọn thức ăn, nước uống cho dê cẩn thận. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc dê được các chuyên gia mách bảo.
Hướng dẫn cách lựa chọn dê khỏe mạnh
+ Nên chọn dê có xuất xứ rõ ràng, biết được nguồn gốc của cặp bố mẹ thì càng tốt.
+ Không chọn nuôi những con dê c cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.
+ Khi chọn những con dê cái hướng thịt phải chọn những con dê cái có thân hình chữ nhật
+ Khi chọn dê đực phải chọn những con dê đực có thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển, chọn dê đực trong lứa sinh đôi.
+ Khi chọn những con dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài từ 4 - 6cm
+ Nên lựa chọn những con có đầu rộng hơi dài, hàm khỏe, vẻ mặt linh hoạt
+ Dê không bị bệnh hay mắc các bệnh ngoài da, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng ngoài da,…
+ Không chọn những con ốm yếu, kém hoạt bát, gầy gò hoặc bị dị tật bẩm sinh
Hướng dẫn làm chuồng nuôi dê đúng chuẩn
Chuồng nuôi dê
Khi nuôi dê bà con dù có chọn phương thức chăn thả tự nhiên hay chuồng nuôi kép kín thì cần tuân thủ các yêu cầu làm chuồng cơ bản nhất
Vị trí đặt chuồng nuôi dê nên chọn hướng đông nam hoặc hướng nam đây là hai hướng thông thoáng, mát mẻ không bị quá nóng trong mùa hè hay quá lạnh trong mùa đông. Chuồng nuôi phải cao ráo, không bị ẩm ướt, đọng nước khi có mưa lớn, trũng nước.
Vị trí làm chuồng phải cách xa khu sinh hoạt, khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt nhưng chuồng nuôi phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh. Nên sử dụng xi măng để láng nền chuồng bằng phẳng, giúp cho việc vệ sinh chuồng nuôi dê được dễ dàng. Kết hợp với các rãnh thoát nước tiểu, phân dê được hợp lý. Khu vực chứa chất thải của dê cần được xây dựng cẩn thận, có lắp đậy tránh ruồi muỗi sinh trưởng hay mùi hôi thối bốc ra khu vực xung quanh.
Diện tích chuồng nuôi dê phục thuộc vào vào số lượng con dê trong đàn, nhốt chuồng mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2.
Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 - 80cm, sàn nhốt dê chỉ được hở từ 1 - 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh chuồng dê. Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 - 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau từ 6 - 10cm tránh trường hợp dê có thể thoát ra khỏi chuồng nuôi.
Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 - 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước, cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 - 80cm để thuận lợi cho việc dê đi ra đi vào. Nếu gia đình nào nuôi dê theo mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống nước cho dê.
Xây dựng sân chơi cho dê
Sân chơi giúp chúng nô đùa, đi lại, vận động, kích thích chúng ăn nhiều, thịt dai chắc. Khi xây dựng sân chơi cho dê nên sử dụng nền bằng đất, có hàng rào sắt quây xung quanh, nền sân chơi tráng để đọng nước ẩm thấp, xung quanh sân chơi nên trồng nhiều cây xanh để dê tránh nắng hoặc có thể lợp mái tôn hoặc lợ mái tránh mưa, nắng gắt. Diện tích sân chơi của dê có diện tích gấp 3 lần diện tích chuồng nuôi là thích hợp nhất
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi dê
Thức ăn chủ yếu của dê các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt, rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng,…Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê.
Thức ăn thô xanh:
Thức ăn thô xanh cung cấp đến 70% năng lượng hàng ngày cho dê, thức ăn thô xanh gồm có các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu, lá cây, một số loại cây như xoan, lá xà cừ, lá cắm tai tượng, cỏ voi, cỏ ghine, ruzi, cây keo dậu, cây chè khổng lồ, cây so đũa, cây đậu công,…
Các loại rau củ
Các loại rau muống, rau lang, rau bèo, rau lấp.. là nguồn thức ăn thô xanh giàu đạm có lợi cho sự phát triển của dê. Ngoài ra, một số loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, sắn, khoai lang, củ cải, bầu bí…cũng là một trong những loại thức ăn mà dê yêu thích. Tuy nhiên, đối với sắn cần phải xử lý trước khi cho dê ăn và không nên cho ăn quá nhiều
Thức ăn thô khô
Thức ăn thô khô của dê chủ yếu là các các loại cỏ tươi xanh đem phơi khô hay rơm rạ lúa khô. Những loại thức ăn này là một trong những nguồn thức ăn khoái khẩu của dê nuôi nhốt chuồng. Bên cạnh đó, thức ăn thô khô cũng là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng cho dê khi thời tiết thay đổi bất thường, thời tiết mùa đông cỏ tươi khan hiếm,…Bên cạnh đó, một số thức ăn được phơi khô như lá kẹp dâu, cỏ khô… còn góp phần giảm thiểu ký sinh trùng lây nhiễm, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho dê
Thức ăn hỗn hợp
Nguồn thức ăn hỗn hợp của dê nhốt chuồng được sản xuất từ sự kết hợp của nhiều loại thức ăn tinh, thô, nguyên liệu bổ sung để cung cấp năng lượng, giúp gia súc dễ tiêu hóa. Bà con có thể tận dụng nguyên liệu sẵn trong tự nhiên để tiết kiệm tối đa chi phí nuôi dê. Thức ăn hỗ hợp gồm: cám gạo, cám ngô, cám mì, bã đậu phụ, đậu xanh, bã bia rượu
Rỉ mật đường, chế phẩm vi sinh
Để dê phát triển khỏe mạnh người nuôi có thể phối trộn các loại nguyên liệu trên theo tỉ lệ thích hợp sau đó cho vào máy ép cám viên để ép thành viên cám làm thức ăn cho dê nuôi nhốt
Thức ăn ủ chua
Thức ăn ủ chua được biết đến là nguồn thức ăn giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thức ăn phơi khô. Loại thức ăn này còn chứa nhiều dinh dưỡng, các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của đường ruột, đàn dê sẽ hấp thụ tốt và nhanh lớn. Thức ăn ủ chua giúp người nuôi dê có thể chủ động được nguồn thức ăn cho đàn dê vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Thức ăn bổ sung dinh dưỡng
Thức ăn bổ sung dinh dưỡng như bột cá, bột xương, bột sò, bột cacbonat canxi (bổ sung chất khoáng), đạm urê (bổ sung hàm lượng đạm)…được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng còn thiếu cho dê.
Trong quá trình chăm sóc, lựa chọn thức ăn cho dê, những loại thức ăn xanh, thức ăn thô khô nên được cắt nhỏ để dê có thể ăn hết phần lá lẫn phần cuống cứng tránh lãng phí thức ăn. Đối với những hộ gia đình nuôi đàn dê nhiều, số lượng dê lớn nên sử dụng dùng máy băm cỏ đa năng 3A để băm thành từng đoạn nhỏ vừa tiết kiệm thời gian, công sức.
Bên cạnh đó, thức ăn thô xanh sau khi cắt có thể cho dê ăn luôn hoặc chế biến bằng cách ủ chua với mật rỉ đường.
Khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn sinh trưởng của dê
Giai đoạn dê từ 1 ngày- 1 tuần tuổi:
Giai đoạn này thức ăn chủ yếu của dê là nguồn sữa mẹ, sau khi sinh 20-30 phút cần bú sữa mẹ ngay. Từ 1-7 ngày sau sinh dê con tiếp tục bú sữa mẹ. Giai đoạn này dê con cần nhiều dinh dưỡng từ sữa mẹ do đó người nuôi cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho dê mẹ, dê con bú từ 3- 4 lần/ngà
Giai đoạn dê 1 tuần-3 tháng tuổi:
Giai đoạn này nguồn thức ăn của dê vẫn là sữa mẹ, giai đoạn này người nuôi có thể cho dê bú bình hoặc uống sữa trong xô, chậu đến ngày thứ 15 sau khi sinh.
Thời gian này, người nuôi có thể vắt lấy sữa dê mẹ nhưng từ 15 – 45 ngày tuổi, cần đảm bảo lượng sữa của dê con 450 – 600ml/con/ngày. Từ 45 – 90 ngày tuổi, lượng sữa giảm 400ml/con/ngày.
Bên cạnh đó, hãy tập cho dê con ăn một số loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột đậu tương, ngô rang nghiền thành bột, các loại cỏ non, lá non.
+ Dưới 3 tuần tuổi: 450 – 600ml sữa
+ Từ 22 – 45 ngày tuổi: 500ml sữa + 30 – 35g thức ăn tinh + 0,3kg cỏ non xanh
+ Từ 46 – 90 ngày tuổi: 400ml sữa + 50 – 100g thức ăn tinh + 0,3 – 0,5kg cỏ xanh.
Nếu dê con chậm phát triển, còi cọc, người nuôi cần bổ sung thêm premix khoáng, vitamin A, D, E, B…trong khẩu phần ăn của dê con
Giai đoạn dê 3 tháng – 10 tháng tuổi:
Giai đoạn sinh trưởng phát triển này của dê người nuôi cần đầy đủ lượng thức ăn thô xanh, các loại củ quả, thức ăn ủ chua cho dê phát triển. Khẩu phần:- 0,7 – 1kg thức ăn thô xanh – 0,3 – 0,5kg củ quả cùng với cỏ xanh, các loại lá cây,….
Nước uống cho dê
Nước uống cho dê phải là nước sạch, không có mùi lạ, lẫn hóa chất. Nước uống tốt nhất nên lấy nước giếng khoan, nước máy không lấy nước gần khu vực nhà máy, khu công nghiệp.
Đối với dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày, dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.
Chăm sóc dê
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc dê cần khử sừng cho dê. Việc khử sừng để tránh việc khi nuôi nhốt chung húng húc nhau hoặc sừng dài quặp vào cổ gây tổn thương cho dê. Nên khử sừng cho dê khi chúng đang bú sữa, dưới 3 tháng vì sẽ ít làm tổn thương chúng
Cách khử sừng cho dê:
Bước 1: Giữ dê cố định một vị trí, tránh để dê vận động gây ảnh hưởng quá trình khử sừng
Bước 2: Cắt trụi phần lông ở sừng, vệ sinh sạch sẽ, phong bế gốc sừng bằng Novocain liều 30 - 50ml dùng sắt dài từ 5 - 7cm, sát trùng cưa sắt, đường kính 3-4cm có cán gỗ và dung nóng lên, sau đó đặt vào gốc sừng.
Bước 4: Sau khi cắt khử phải dùng bông gạc để chặn vết thương, tránh nhiễm trùng và giúp vết cắt nhanh liền.
Thiến dê đực:
Khi nuôi dê thịt, người nuôi cần thiến giống dê đực để tăng hiệu quả, năng suất, sản lượng thịt. Việc thực hiện thiến dê đực nên thực hiện khi dê đực khoảng 3 tuần tuổi
Bước 1: Giữ dê cố định một chỗ, vệ sinh và sát trùng túi dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài, buộc dây lại để nó không bị di chuyển vào trong.
Bước 2: Khử trùng dao sắt, dùng dao rạch 3 - 4cm vào chính giữa túi, đệ hộ dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài.
Bước 3: Buộc thắt trên thừng dịch hoàn hai nút thắt có khoảng cách 1,5cm, sau đó dùng dao để cắt phần giữa. Làm tương tự với túi dịch hoàn còn lại.
Bước 4: Dùng bông lau sạch máu bên trong, rắc kháng sinh và khâu lại để tránh nhiễm trùng.
Bước 5: Bôi thuốc sát trùng vào vết mổ hàng ngày cho đến khi nó liền lại và khỏi hẳn.
Phòng ngừa bệnh cho dê như thế nào?
Để phòng ngừa các bệnh như bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng,…trong quá trình nuôi và chăm sóc cần chú ý các biện pháp phòng bệnh cho dê như:
+ Dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ thức ăn thừa sau một ngày khỏi máng thức ăn, nước uống
+ Dê mới mua về nuôi nên được cách ly từ 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng với dê trong đàn
+ Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2% để hạn chế vi khuẩn, viru phát triển
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh sinh sôi, phát triển
+ Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tách những con bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị riêng
+ Tiêm phòng vaccine cho dê đầy đủ, mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt
+ Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa
+ Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê
+ Cách chăm sóc ba ba sinh sản đạt tỷ lệ ba ba con cao
+ Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi ba ba
+ Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu sinh sản
Suckhoecuocsong.vn/TH