Kinh nghiệm giúp tăng độ pH của đất đơn giản, hiệu quả

5/18/2024 9:13:00 AM
Độ pH của đất quyết định sự sinh trưởng của cây lẫn vi sinh vật trong đất. Khi đất bị chua sẽ giảm chất lượng của nhiều loại cây trồng. Vậy nên việc giúp tăng độ pH cần được làm đúng cách giúp tạo môi trường đất có lợi cho sự phát triển của cây.

 

Độ pH của đất quyết định sự sinh trưởng của cây lẫn vi sinh vật trong đất. Khi đất bị chua sẽ giảm chất lượng của nhiều loại cây trồng. Vậy nên việc giúp tăng độ pH cần được làm đúng cách giúp tạo môi trường đất có lợi cho sự phát triển của cây.

Độ pH hay chỉ số pH là một chỉ số có thang đo từ 1 – 14, là một loại chỉ số thể hiện độ axit hay bazo, hay còn gọi là độ chua và tính kiềm của đất. Độ pH phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó. Nếu đất có độ pH<7 gọi là đất chua, pH=7 là đất trung tính, khi pH >7 gọi là đất kiềm. Các loại đất trồng chủ yếu có độ pH từ 5.0 - 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Những loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt. Vai trò của độ ph giúp cho cây trồng, cây cảnh có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng trong đất, chúng cần có khả năng hòa tan trong nước. Mỗi ion dinh dưỡng này có độ pH ưa thích mà chúng thích để cây sử dụng chúng. Do vậy nếu độ pH nằm ngoài khoảng 5.0 đến 8.0 thì cây trồng không thể tiếp cận chất dinh dưỡng từ đó cây chậm phát triển, thậm chí có thể dần dần bị chết cây do thiếu chất dinh dưỡng.

Mỗi một loại cây trồng sẽ có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường đất có độ pH nhất định. Do vậy việc trồng chúng ở vùng đất có độ pH phù hợp giúp tạo môi trường thuận lợi để cây phát triển tốt nhất, không chỉ làm tăng năng suất mà chất lượng mà giúp cho dinh dưỡng

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho độ pH của đất bị giảm, một trong những nguyên nhân chủ yếu có thể do: vùng đất trồng bị mưa nhiều, làm mất đi lớp phủ thực vật do do trong nước mưa có chứa nhiều đạm gỗ NH3-, khiến đất giải phóng ra nhiều ion H+, làm giảm nhanh độ pH. Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cây cảnh đất bị cây trồng hút đi lượng lớn chất kiềm mà không được bù đắp lại đúng cách. Việc sử dụng quá mức lượng phân hóa học trong quá trình trồng cây cũng khiến cho độ pH của đất bị giảm. Đất không được thoáng khí, thường bị ngập nước khiến đất hóa chua từ đó ảnh hưởng độ pH của đất.

Hướng dẫn cách làm tăng độ pH cho đất hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ chua của đất, độ pH cần thiết và phù hợp với từng loại cây mà chúng ta có thể sử dụng những cách khác nhau để tăng độ pH của đất.

Dùng vôi bột hoặc nước vôi trong để cải thiện độ ph cho đất

Bón vôi hoặc dùng nước vôi trong cải tạo, khử trùng đất sau mỗi đợt trồng cây, trồng hoa giúp cải thiện độ ph của đất.

Sử dụng kali cacbonat

Sử dụng kali cacbonat thường xuyên, định kỳ như một loại phân bón, vừa có tác dụng cải thiện tính chua vừa cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng.

Dùng tro bếp

Tro bếp đã được sử dụng từ lâu đời như một loại phân bón hữu cơ. Tro đốt củi, rơm rạ chứa rất nhiều khoáng chất như Kali, Canxi, Photpho, Sắt…Đặc biệt, tro bếp có một lượng lớn Nitơ – hợp chất cần thiết cho cây trồng. Tro bếp là một cách làm tăng độ pH của đất vì nó có tính kiềm. Khi bón vào đất, tro làm thay đổi độ pH từ từ. Do vậy chúng ta có thể dùng tro bếp định kỳ để cải tạo cấu trúc đất, giúp đất luôn màu mỡ, phì nhiêu, pH ổn định.

Chúng ta có thể bón trực tiếp trong quá trình làm đất, sau đó cày xới cẩn thận để tro hòa trộn và có thời gian phân hủy vào đất. Hoặc tòa tro bếp với nước rồi dùng để tưới cây.

Nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ

Đối với những cây được trồng ở những khu vực ngoài trời, tiếp xúc nhiều nước mưa chúng ta có thể trồng thảm thực vật che phủ giúp chống xói mòn, hạn chế rửa trôi kiềm, giữ lại mùn và dinh dưỡng cho đất. Đất tơi xốp, màu mỡ chính là tiền đề để làm chậm lại quá trình acid hóa, độ pH đất nhờ vậy sẽ tăng lên.

Sử dụng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học có chứa những chủng nấm men, xạ khuẩn có tác dụng cải tạo và giải độc cho đất, tăng cường mùn hữu cơ để đất luôn màu mỡ, thoáng khí, đủ dinh dưỡng nuôi cây.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác