Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS
Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS được James W.Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho "Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS" của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneve, Thụy Sĩ đề ra lần đầu vào tháng 8/1987. Bunn và Netter nêu ý kiến của họ cho Dr. Jonathan Mann, Giám đốc “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” (nay gọi là “Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS”). Dr. Mann rất thích sáng kiến này, đã chấp thuận và đồng ý với khuyến nghị về việc tổ chức Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS đầu tiên vào ngày 1/12/1988.
Bunn – nguyên là một nhà báo của đài truyền hình KPIX ở San Francisco, Hoa Kỳ đã tiến cử ngày 1/12 vì tin rằng ngày này sẽ được các phương tiện truyền thông phương Tây theo dõi, đưa tin tối đa. Bởi năm 1988 là năm bầu cử ở Hoa Kỳ, Bunn cho rằng các phương tiện truyền thông sẽ chán đưa tin hậu bầu cử (sau đầu tháng 11) và hăm hở tìm chuyện mới để đưa tin. Bunn và Netter xác định là ngày 1/12 đã đủ xa sau sự kiện bầu cử và đủ sớm trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, trên thực tế, là một điểm chết trong lịch tin tức và do đó là thời gian thích hợp nhất cho việc đưa tin về Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS.
Ngày 18/6/1986, chương trình "AIDS Lifeline" của đài truyền hình KPIX - một dự án giáo dục cộng đồng – có vinh dự được tổng thống Ronald Reagan nêu ra như một dẫn chứng về sáng kiến trong khu vực tư nhân. Do vai trò đồng sáng tạo chương trình "AIDS Lifeline", Bunn được Dr. Mann yêu cầu – nhân danh chính phủ Hoa Kỳ - nghỉ phép 2 năm (ở đài truyền hình KPIX) để theo Dr. Mann, một nhà dịch tễ học làm việc ở các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và làm phụ tá trong việc sáng tạo "Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS" cho Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Bunn đã đồng ý và được bổ nhiệm làm Viên chức thông tin đại chúng thứ nhất cho Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS. Cùng với Netter, Bunn đã nghĩ ra, thiết kế và thực hiện lễ khai mạc Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS đầu tiên – nay là nhận thức và sáng kiến phòng chống bệnh kéo dài nhất trong lịch sử y tế công cộng.
Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS) (UNAIDS) đã bắt đầu hoạt động vào năm 1996, với mục đích là quy hoạch và xúc tiến thực hiện Ngày thế giới phòng chống bệnh HIV/AIDS. Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra "Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS" vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm.
Trong 2 năm đầu, chủ đề của Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS chỉ tập trung vào trẻ em và những người trẻ. Chủ đề lúc đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã lờ đi một thực tế là mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, các chủ đề đã thu hút sự chú ý tới nạn dịch HIV/AIDS, giúp giảm bớt một số kỳ thị xung quanh căn bệnh này và giúp thúc đẩy sự nhìn nhận vấn đề là một bệnh gia đình.
Từ khi bắt đầu cho tới năm 2004, Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS, cơ quan dẫn đầu chiến dịch Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS đã lựa chọn các chủ đề hàng năm có tham khảo ý kiến các tổ chức y tế toàn cầu khác. Năm 2004, Chiến dịch thế giới phòng chống HIV/AIDS đã chính thức trở thành một tổ chức độc lập. Tính đến năm 2008, chủ đề Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS mỗi năm đều do Ban Chỉ đạo toàn cầu của Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS lựa chọn sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi với những người, tổ chức và cơ quan chính phủ tham gia trong công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS từ năm 2005 đến năm 2010 có chủ đề là "Hãy chặn đứng bệnh AIDS. Hãy giữ vững cam kết", với một chủ đề phụ hàng năm. Chủ đề bao quát này được thiết kế để khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị giữ cam kết của họ cho mọi người được quyền tiếp cận việc phòng chống, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV/AIDS vào năm 2010.
Mỗi năm, Việt Nam vẫn phát hiện trên 12.000 người mới nhiễm HIV, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều người nhiễm HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình dương. Số người nhiễm HIV hiện còn sống được điều trị bằng ARV ngày càng tăng do lũy tích, dẫn đến nhu cầu điều trị, chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam ngày một lớn.
Vì vậy, những hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS nhằm kêu gọi người dân không phân biệt đối xử với người bị HIV, bởi điều này sẽ làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được học hành, quyền được lao động và mưu cầu hạnh phúc.
Năm nay, Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức rộng rãi với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Trên thực tế, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.
Đối với Việt Nam, 25 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, việc phòng chống HIV/AIDS đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS.
Việt Nam hưởng ứng chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011-2015 với chủ đề hướng tới mục tiêu 3-0: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn phân biệt kỳ thị đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Qua đó, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một điểm sáng trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên toàn thế giới.
Skcs.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Mách bạn những set quà tặng người yêu trong ngày lễ Valentine cực lãng mạn, ý nghĩa
Ngày lễ Valentine sắp đến gần, đây là dịp các đôi tình nhân thể hiện tình yêu của mình thông qua những lời chúc, món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau. -
Điều kiêng kỵ không nên làm tránh xui xẻo trong ngày Tết Đoan Ngọ
Từ ngày xưa ông cha ta tin rằng trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt
Café là đồ uống không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam và cả trên thế giới. Lượng quán café đặc biệt có Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato được liên tục mở Việt Nam và trên thế giới. -
Ruby: Hồng ngọc hợp với những mệnh nào?
Ruby loại đá ngọc được gọi Hồng ngọc màu đỏ, đá nằm trong nhóm corindon có thành phần hoá học Al2O3. Ruby kết tinh trong hệ ba phương. -
Tục lệ 'khắc dấu' trên đầu trẻ em ở nhóm dân tộc Houeda khiến ai chứng khiến cũng rùng mình
Bộ tộc ít người ở Châu Phi đã tồn tại một tục lệ lâu đời có tục 'khắc dấu' trẻ em như một hình thức để đánh dấu tuổi trưởng thành của những đứa trẻ. Tục lệ 'khắc dấu' này cũng được bộ lạc Benin khẳng định chúng là một thành viên trong gia tộc, hình thức làm đẹp. -
Tập tục 'Đánh kẻ tiểu nhân' xua đuổi cái xấu, cầu mong điều lành của người Hoa ở Sài Gòn
Sài Gòn là nơi tập trung nhiều nền văn hóa, chứa đựng những tập tục thú vị phải kể đến tập tục 'Đánh kẻ tiểu nhân' của người Hoa nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong điều lành, trút bỏ những bực dọc trong cuộc sống. -
Đầu năm bàn luận về việc cúng lễ và luật nhân quả
Những ngày đầu năm mới, gia đình nào cũng muốn đi lễ chùa, làm lễ giải hạn, cầu an cho cả gia đình một năm mới mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên tâm tư người đi lễ như thế nào? Cúng lễ và luật nhân quả ra sao? Cũng là một vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận. -
Tổng hợp những bài văn khấn rằm tháng Giêng đầy đủ và ý nghĩa
Ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Các gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, hoặc lên chùa cầu bình an, may mắn cho năm mới. -
Bạn đã biết những điều cần kiêng kỵ trong ngày rằm tháng giêng?
ác cụ xưa có câu " Có thờ có thiêng, có kiêng có lành ” nên nếu tránh được những điều không hay thì sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình. Ngày rằm đầu tiên của năm mới cũng vậy, bạn và gia đình cần tránh những điều không hay để một năm mới sung túc, may mắn. -
Hiểu đúng về lễ hóa vàng sau những ngày Tết cổ truyền
Với mong muốn có một năm mới may mắn, hanh thông nên nhiều gia đình ngoài việc thờ cúng tỉ mỉ còn chọn cả ngày hóa vàng tốt. Thông thường người ta hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10.