Hướng dẫn kỹ thuật trồng sen đá tại nhà cực đơn giản
Sen đá sở hữu vẻ ngoài độc đáo, có sức sống mãnh liệt nên được nhiều chọn trồng để trang trí trong nhà hoặc tại bàn làm việc. Để sen đá phát triển tốt cần biết kỹ thuật trồng, chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng sen đá tại nhà.
Cây sen đá hay hoa đá, liên đài là một trong những loài cây cảnh sở hữu vẻ đẹp độc đáo, sống lâu, không cần chăm sóc thường xuyên vẫn phát triển tốt. Chúng có kích thước nhỏ gần như không có thân, có lá mọng nước nhiều hình thù khác lạ. Sen đá có thể thích nghi sinh trưởng ở nhiều khí hậu khác nhau, địa hình, khi rụng lá có thể đâm chồi từ lá, mọc lên cây mới.
Hướng dẫn cách chăm sóc sen đá
Ánh sáng
Khi trồng sen đá lên đặt chậu cây ở những vị trí có ánh sáng vừa phải không quá nắng gắt, không quá râm giúp cho cây đủ ánh sáng để quang hợp phát triển. Nếu đặt vị trí trồng sen đá tại những khu vực quá ít ánh sáng sẽ khiến cho thân, lá của cây bị rụng lá, héo cây dần dần kém phát triển.
Do đó, khi chúng ta trồng sen đá trong nhà, khu vực văn phòng để duy trì độ xanh cho cây, lá cây quang hợp đủ ánh sáng chúng ta nên phơi nắng từ 4 đến 5 tiếng vào lúc sáng sớm, tuần nên đem phơi 2-3 lần. Nếu trồng khu vực ban công, cửa sổ có nhiều ánh sáng mạnh chiếu vào cần đảm bảo ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào cây trong thời gian dài, nên che nắng cho cây khi ánh nắng quá mạnh như vào buổi trưa hay đầu giờ chiều.
Bổ sung dinh dưỡng cho cây sen đá
Cây sen đá không đòi hỏi quá nhiều về chất dinh dưỡng nhưng chúng ta cần bổ sung đủ và đúng cách. Muốn cây sen đá phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, nấm hại nên sử dụng các loại phân tan chậm hoặc phân bón dạng lỏng để tưới cho cây. Khi sử dụng phân bón dạng lỏng cần pha loãng với nước. Thời điểm bổ sung các chất dinh dưỡng chúng ta nên tránh bổ sung vào mùa hè mà thay vào đó nên bổ sung vào mùa xuân giúp cây phát triển khỏe mạnh, nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Chậu trồng sen đá
Khi chọn chậu trồng sen đá lên sử dụng các loại chậu trồng có lỗ thoát nước ở phía dưới tránh tình trạng nước đọng dưới chậu sẽ gây tình trạng thối rễ do đất quá ẩm ướt.
Nên sử dụng các loại chậu trồng được làm bằng chất liệu đất nung, gỗ mộc vì đặc điểm của các loại chậu này có khả năng hút nước cao giúp thoát nước nhanh chóng cho cây tránh tình trạng thối rễ, đọng nước do tưới quá nhiều nước khi chăm sóc sen đá.
Nước tưới cho sen đá
Trong quá trình chăm sóc cây sen đá việc bổ sung nước tưới đúng cách sẽ giúp cây phát triển tốt. Nếu sen đá được trồng trong nhà, khu vực khuất nắng chúng ta không nên tưới nước lên lá của cây bởi sẽ khiến lá của sen đá bị úng nước, gây thối lá. Từ 3-5 ngày nên tưới một lần, chỉ nên tưới nước vào gốc của cây, không tưới lên lá cây.
Hãy sử dụng bình tưới có thiết kế vòi dài giúp chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát lượng nước khi tưới, khi tưới nên tưới thành giọt sẽ giúp nước có thể ngấm đều vào đất hơn. Không nên sử dụng các bình nước tưới phun sương cho sen đá. Thời gian tưới cho sen đá thích hợp nhất vào buổi sáng từ 6h-9h sáng, chiều từ 16h-18h chiều, tránh tưới buổi trưa hoặc đầu giờ chiều.
Đất trồng sen đá
Không phải loại đất nào cũng có thể sử dụng để trồng sen đá, nếu lựa chọn đất trồng sai sẽ có thể khiến sen đá bị thối rễ, héo lá, cây kém phát triển. Khi lựa chọn đất trồng sen đá cần đảm bảo các yếu tố: đất tơi xốp, thoáng khí, thoáng nước tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó đất trồng sen đá phải chứa 2 thành phần chính là chất vô cơ và hữu cơ. Bởi chất hữu cơ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sen đá phát triển, chất vô cơ giúp kích thích rễ cây phát triển.
Do đó, chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu để trộn đất trồng sen đá bao gồm:
+ Xỉ than: lựa chọn loại hạt to, có kích thước lớn dưới đáy chậu để làm thoáng đất, còn những hạt nhỏ, có kích thước từ 3 – 4mm dùng để trộn đất
+ Trấu hun
+ Xơ dừa đã xé vụn
+ Than bùn hữu cơ
+ Phân bò khô
+ Đá trân châu hoặc có thể chọn đá Maifan, đá bọt Pumice, đá Vermiculite để trộn với đất trồng có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoát nước tốt và cung cấp khoáng chất thiết yếu cho rễ phát triển
Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu chúng ta có thể trộn đất trồng sen đá theo tỷ lệ như sau:
+ Hỗn hợp xỉ than, đá pumice, đá trân châu, phân trùn, peatmoss theo tỷ lệ 2:1:1:1:1
+ Hỗn hợp xỉ than, đá perlite, đá pumice, phân bò và peatmoss theo tỷ lệ 1:1:1:1:1
+ Hỗn hợp Peatmoss, Đá trân châu perlite, đá Pumice, đá Vermiculite, dinh dưỡng tỷ lệ 1:1:1:1:1
+ Hỗn hợp phân bò, trấu hun, đá pumice, đá vermiculite và xơ dừa theo tỷ lệ 1:2:1:1:1
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại giá thể trộn sẵn bán tại các cửa hàng trồng cây.
Sau khi trộn xong tất cả các nguyên liệu để kiểm tra độ tơi xốp của đất trồng chúng ta dùng tay nắm chặt hỗn hợp rồi sau đó mở ra. Nễu hỗn hợp không bị vón cục, tiến hành mang đi trồng sen đá.
Cách trồng sen đá
Bước 1: Chọn chậu bằng đất nung có lỗ thoát nước phía dưới đáy chậu
Bước 2: Lót 1 lớp xỉ than hoặc đá bọt pumice có kích thước lớn hơn lỗ thoát nước vào đáy khoảng ¼ chậu, giúp thoát nước tốt khi cây gặp trời mưa hoặc lỡ tay tưới quá nhiều nước.
Bước 3: Cho một lớp đất để nuôi rễ, có thể sử dụng 1 trong 4 hỗn hợp đã trộn ở trên, lớp đất cách với chậu khoảng 3cm.
Bước 4: Đặt cây sen đá vào vị trí chính giữa theo hướng thẳng đứng, rồi cố định cây, rải mặt chậu bằng lớp đá bọt pumice hoặc đá maifan, giúp cho bề mặt thông thoáng, bức xạ nhiệt, giảm nhiệt độ cho cây trồng.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.