Hướng dẫn kỹ thuật trồng dương xỉ trong hồ thủy sinh
Trồng dương xỉ trong hồ thủy sinh giúp cho hồ thủy sinh trở lên sống động hơn, phong cách hơn, không gian ngôi nhà ngập tràn thiên nhiên. Nhưng nếu như không biết cách chăm sóc khiến dương xỉ khó phát triển, thậm chí là bị chết. Bài viết dưới đây hướng dẫn kỹ thuật trồng dương xỉ trong hồ thủy sinh được những người kinh nghiệm mách bảo.
Dương xỉ thủy sinh phát triển phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu Á. Chúng ta có thể thấy dương xỉ thủy sinh nhiều ở các tảng đá, khe suối, khu vực ẩm ướt,…Dương xỉ thủy sinh sẽ bám trên giá thể để sống sinh trưởng và phát triển do đó khi được trồng trong các hồ thủy sinh nhiều người buộc dương xỉ thủy sinh trên đá, lũa và sắp xếp chúng ở bất kỳ vị trí nào trong hồ thủy sinh, theo nhiều phong cách trang trí khác nhau.
Các loại dương xỉ thủy sinh phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại dương xỉ có thể trồng thủy sinh như dương xỉ thường, dương xỉ java, dương xỉ châu Phi. Do đó bạn có thể chọn được giống dương xỉ thủy sinh yêu thích tùy thuộc vào sở thích, phong cách hồ thủy sinh như thế nào,…
+ Dương xỉ châu Phi:
Loại dương xỉ này thích hợp sinh trưởng ở những nơi có ánh sáng nhẹ nhưng chúng lại khá khó trồng. Chúng có màu xanh mướt, chiều cao của loài dương xỉ châu Phi đạt từ 15-40cm, rộng từ 15-25cm. Chúng có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện từ 20-28 độ C.
+ Dương xỉ lá kim:
Dương xỉ lá kim thuộc họ Polypoiaceae có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á, đây là một trong những loài dương xỉ được nhiều người chọn trồng trong hồ thủy sinh. Dương xỉ lá kim có chiều cao từ 10-20cm, chiều rộng từ 15-20cm, lá nhỏ. Chúng có khả năng thích nghi tốt trong nhiều điều kiện môi trường nước, ánh sáng trong hồ thủy sinh, khi trồng dương xỉ lá kim ở những nơi có dòng nước chảy sẽ đẹp hơn nhiều. Dương xỉ lá kim sinh sản khá chậm, chúng cũng tự mọc lá từ thân, rễ và khi lá già sẽ mọc cây con lên lá.
+ Dương xỉ thường:
Chúng có là một loại dương xỉ thủy sinh thuộc họ polypodiaceae có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á, tương tự như dương xỉ lá kim. Chúng có thể thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường nước, ánh sáng khác nhau nhưng chúng phát triển rất chậm.
Dương xỉ sừng hươu:
Chúng có sức sống mạnh mẽ, dễ dàng thích nghi với môi trường trong hồ thủy sinh. Khi quan sát bên ngoài chúng ta sẽ dễ dàng thấy trên đầu chiếc lá của cây dương xỉ sừng hươu tách ra thành những nhánh nhỏ giống như sừng của những con hươu. Chúng được trồng tiền cảnh, hậu cảnh hoặc trung cảnh trong hồ thủy sinh.
+ Dương xỉ lá hẹp:
Dương xỉ lá hẹp là một dạng biến thể của dương xỉ java nhưng lá của loài dương xỉ này nhỏ hơn, chiều dài lá từ 10-20cm, rộng khoảng 3cm, gân lá dương xỉ nhìn mảnh, không rõ như dương xỉ java.
+ Dương xỉ lá nho:
Dương xỉ lá nho có chiều dài lá khoảng 20cm, chiều rộng tán khoảng 8-10cm, mỗi tán lá có nhiều thủy nhỏ
+ Dương xỉ Trident:
Dương xỉ Trident là một dạng biến thể khác của dương xỉ java nhưng lá mảnh hơn dương xỉ lá kim, mỗi tán lá có các thùy lá to, viền mép lá không răng cưa. Dương xỉ Trident cao khoảng 10-20.
+ Dương xỉ Philip:
Dương xỉ Philip tương đối giống với dương xỉ java nhưng gân lá nổi rõ như cơ bụng của người, chiều dài lá khoảng 40cm.
+ Dương xỉ lá ổi:
Dương xỉ lá ổi có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có phiến lá giống như lá của cây ổi trên cạn, chiều dài lá khoảng 5-10cm, chiều rộng khoảng 3-4cm, màu xanh mướt.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng dương xỉ thủy sinh
Trồng dương xỉ thủy sinh khá đơn giản không cần cầu kì như một số loài cây thủy sinh khác. Chúng ta có thể buộc chúng lên giá thể cứng, vách đá, lũa. Khi trồng ở dòng nước chảy mạnh bộ lá của dương xỉ sẽ đẹp hơn giúp cho bể cá trở lên sinh động, giống tự nhiên.
Trồng dương xỉ sừng hươu:
Dương xỉ sừng hươu cách trồng cũng giống như những cây thủy sinh họ dương xỉ khác chúng ta chỉ cần buộc chúng lên đá, lũa,… Nếu cắm dương xỉ thủy sinh xuống nền chúng sẽ dễ bị úng rễ, hư cây.
Nhân giống: Dương xỉ sừng hươu có hai hình thức phát triển cây con
+ Sinh ra từ thân bộ rễ và phát triển thành cây con riêng biệt
+ Những lá già của dương xỉ sừng hươu già đi, bắt đầu xuất hiện những nốt màu đen nhỏ và mọc thành cây con. Khi cây con phát triển một thời gian chũng ta hãy tách ra và buộc lên đá, lũa trong hồ thủy sinh
Trồng dương xỉ lá kim:
Trồng dương xỉ lá kim bạn chỉ cần buộc chúng lên lũa, đá trong hồ thủy sinh. Hạn chế cắm dương xỉ lá kim xuống nền vì rễ của chúng dễ bị úng.
Trồng dương xỉ lá nho:
Cũng giống như khi bạn trồng các loại dương xỉ thủy sinh khác bạn hãy buộc chúng lên đá, lũa,… Nếu cắm dương xỉ thủy sinh xuống nền chúng sẽ dễ bị úng rễ, hư cây. Một số cây dương xỉ khác cũng có cách trồng tương tự
Chăm sóc dương xỉ thủy sinh trong hồ thủy sinh
Khi trồng dương xỉ thủy sinh trong hồ thủy sinh bạn cần chú ý thường xuyện dọn hồ thủy sinh sạch sẽ, thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước, tránh ký sinh trùng làm bẩn nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của dương xỉ thủy sinh.
Trong quá trình chăm sóc nếu quan sát thấy hồ thủy sinh có nhiều cá, lá cây rữa hãy vớt bớt cá thủy sinh sang bể các, vớt hết lá cây rữa trong hồ ra.
Dương xỉ là loại lên lá non từ phần rễ hoặc phần lá nếu gặp những lá nào quá già, xám, ố màu hãy cắt bỏ để lá non khác lên
Ánh sáng
Dương xỉ không đòi hỏ nhiều ánh sáng, khí CO2 do đó nếu bạn để ánh sáng quá mạnh, đánh nhiều CO2 trong bể cây có thể bị xám lại, rụng lá. Do đó nên đặt dương xỉ ở những nơi khuất ánh sáng sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Nhiệt độ
Dương xỉ sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 22-24 độ C, nếu vào mùa hè cần đo nhiệt độ thường xuyên tránh để nhiệt độ quá cao.
Lưu ý:
+ Không cắm rễ dương xỉ thủy sinh xuống nền vì sẽ khiến chúng bị thối rễ, chết cây
+ Đặt dương xỉ ở nơi có ít ánh sáng
+ Do đây là cây thủy sinh có tốc độ phát triển chậm nên cần nhiều thời gian kiên nhẫn chăm sóc cây
+ Giữ môi trường nước sạch để phòng ngừa bệnh cho dương xỉ.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.