Hướng dẫn cách vệ sinh máy lọc không khí, lợi ích khi vệ sinh máy lọc không khí
Hướng dẫn cách vệ sinh máy lọc không khí, lợi ích khi vệ sinh máy lọc không khí
Máy lọc không khí hoạt động tốt, bền bỉ, không khí tránh bị tắc nghẽn cần phải vệ sinh định kỳ, thường xuyên. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách máy lọc không khí hoặc vệ sinh không đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lọc không khí đúng chuẩn, lợi ích của việc vệ sinh máy lọc không khí.
Máy lọc không khí được nhiều gia đình sử dụng để lọc không khí trước tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Máy lọc không khí là thiết bị có khả năng lọc bụi bẩn trong không khí thông qua các lớp lọc bụi tiêu chuẩn, loại bỏ các tác nhân gây nấm mốc, mùi hôi, loại bỏ chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus, giảm tĩnh điện, dưỡng ẩm cho làn da, mái tóc nhờ công nghệ tạo ẩm, bắt muỗi, … Thường các loại máy lọc không khí được sử dụng nhiều hiện nay gồm: máy lọc không khí toàn văn phòng, máy lọc không khí phòng riêng, máy lọc không khí trên ô tô.
Tuy nhiên, khi sử dụng máy lọc không khí vì nhiều lý do mà nhiều người quên không vệ sinh máy lọc không khí định kỳ khiến máy nhanh gặp vấn đề, hỏng hóc, khả năng lọc bụi bẩn, mùi hôi không được như ban đầu.
Những lợi ích khi vệ sinh máy lọc không khí định kỳ, thường xuyên
+ Hạn chế được tình trạng ô nhiễm tích tụ trong không gian ngôi nhà của gia đình. Bởi bản chất của máy lọc không khí và đối lưu luồng không khí trong nhà, liên hút không khí và giữ lại ô nhiễm trong các bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, ô nhiễm trong không khí, bụi, lông thú cưng, tóc, bụi vải, mùi khó chịu, virus, vi khuẩn chỉ nằm trong bộ lọc của máy lọc không khí ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí trong nhà.
+ Tăng tuổi thọ bộ lọc khi thường xuyên vệ sinh máy lọc không khí định lỳ. Nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến bộ lọc thiết bị sẽ nhanh chóng xuống cấp và tuổi thọ bị rút ngắn
+ Hạn chế được tình trạng màng lọc tắc nghẽn, duy trì sức mạnh tối đa cho thiết bị. Trong quá trình sử dụng máy lọc không khí lớp bụi dày bám vào màng lọc, khiến cho thiết bị không hoạt động được tối đa công suất, dẫn đến việc xử lý không khí kém hiệu quả.
Vệ sinh máy lọc không khí bao lâu nên vệ sinh một lần?
Hiện nay đa số các model máy lọc không khí đều có trang bị bộ đếm thời gian giúp người sử dụng máy lọc không khí thời gian vệ sinh.Tuy nhiên, do điều kiện môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, phòng có quá nhiều bụi bẩn nên vệ sinh thường xuyên máy lọc định kỳ để sức khỏe của các thành viên được đảm bảo.
Nên tiến hành vệ sinh máy lọc không khí khoảng 1 lần/tháng, những khu vực sinh sống nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm thì cần vệ sinh máy lọc không khí 2 lần/tháng.
Khi vệ sinh máy lọc không khí hãy tìm hiểu loại màng lọc mà máy đang sử dụng để xác định thời gian cần thay màng lọc cho máy không khí.
+ Màng lọc thô thì không cần thay
+ Màng lọc than hoạt tính có tuổi đời sử dụng khoảng 2-3 năm, sau thời gian sử dụng cần thay thế màng lọc mới
+ Đối với màng lọc HEPA có tuổi đời sử dụng khoảng 3-10 năm, sau thời gian này cần thay thế màng lọc mới để máy có thể vận hành tốt.
+ Màng lọc nước có tuổi đời 2 năm, sau thời gian này cần thay thế màng lọc mới để máy có thể vận hành tốt.
+ Màng lọc phấn hoa có tuổi đời sử dụng khoảng 6-12 tháng, sau thời gian này cần thay thế màng lọc mới để máy có thể vận hành tốt.
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lọc không khí đúng chuẩn
Các loại máy lọc không khí đều có cấu tạo đơn giản, dễ dàng vệ sinh lau chùi sạch bụi bẩn. Có thể áp dụng cách vệ sinh máy lọc không khí dưới đây cho đa số các dòng máy lọc không khí trên thị trường hiện nay.
Bước 1: Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn, tiến hành tháo rồi các bộ phận của máy lọc không khí, bao gồm cả các màng lọc không khí.
Bước 2: Phân loại các bộ phận máy lọc không khí thành 2 nhóm bao gồm:
+ Nhóm có thể sử dụng nước để vệ sinh (màng lọc thô, màng lọc thủy tinh hoặc màng lọc nước)
+ Nhóm không thể sử dụng nước, chỉ sử dụng khăn mềm, chổi lông và máy hút bụi mini (các bộ phận còn lại).
Bước 3: Dùng khăn mềm ẩm, sạch để lau sạch phần vỏ máy, đặc biệt là các khe hút khí: phần không khí đi vào và vùng cánh quạt không khí đi ra, đối với những góc nhỏ khăn mềm không thể lau tới được có thể sử dụng tăm bông để làm sạch
Bước 4: Sử dụng nước sạch để vệ sinh đối với các bộ phận như: màng lọc nước, màng lọc nhôm, hoặc màng lọc thủy tinh.
Dùng máy hút bụi cỡ nhỏ, chổi lông… để vệ sinh màng lọc carbon, màng lọc HEPA, màng lọc than hoạt tính
Bước 6: Dùng tăm bông để lấy đi các chất bụi bẩn bám dính trên bộ phận cảm biến giúp máy luôn hoạt động chính xác…
Bước 7: Mang các bộ phận đã được vệ sinh sạch sẽ ra những chỗ khô ráo để khoảng 15 đến 20 phút rồi tiến hành lắp ráp lại.
Bước 8: Thực hiện tháo lắp đúng trình tự các bộ phận màng lọc. Sau khi lắp xong máy lọc không khí có thể khởi động lại máy bằng cách nhấn giữ nút “Reset” khoảng 3s trên mặt điều khiển để máy bắt đầu cảm biến lại từ đầu và lập trình chế độ.
Lưu ý:
+ Trước khi bảo quản không sử dụng đến cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ máy lọc không khí, bọc máy trong túi nilon, cất ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
+ Không lưu trữ máy ở những khu vực có độ ẩm cao, nơi ẩm ướt sẽ gây hỏng hóc đến các linh kiện điện tử của máy lọc không khí
+ Tuổi thọ của máy lọc không khí được ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng chỉ là thông tin tham khảo dựa vào quá trình thử nghiệm máy trong phòng thí nghiệm, nếu khu vực sinh sống của gia đình ở nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, bụi bẩn nhiều cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo máy lọc có thể hoạt động tốt, lọc không khí hiệu quả
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Mẹo vệ sinh lò vi sóng loại bỏ mùi hôi, dầu mỡ bám bẩn
+Vệ sinh máy hút mùi sạch bong vết dầu mỡ bám bẩn
+ Vệ sinh lò nướng sạch mùi tanh, làm sạch vết bẩn cứng đầu
+ Vệ sinh nồi chiên không dầu đúng cách, loại bỏ dầu mỡ cặn bẩn
+ Bật mí cách vệ sinh tủ lạnh hết mùi khó chịu hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
Nọc độc của kiến ba khoang gây tổn thương cho da khi tiếp xúc. Vậy làm thế nào để đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng, hiệu quả. -
Những vị trí không đặt cục nóng điều hòa tránh gây nguy hiểm
Tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình, tránh rò rỉ điện tuyệt đối không đặt cục nóng điều hòa tại các vị trí này khi lắp đặt. -
Cách loại bỏ mùi ẩm mốc, mùi hôi trong nhà sau mưa bão
Mưa bão khiến nhà bị nước ngập, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm khiến ngôi nhà xuất hiện mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu. Để loại bỏ mùi hôi, mùi ẩm mốc trong nhà sau mưa bão ngập lụt kéo dài hãy áp dụng các biện pháp hay dưới đây. -
Nên sử dụng điều hòa mức nhiệt độ nào vừa tiết kiệm, an toàn sức khỏe
Sử dụng điều hòa giúp giảm thiểu không khí oi nóng của mùa hè nhưng nên bật ở mức nhiệt độ nào vừa giúp tiết kiệm tiền điện, an toàn cho sức khỏe, vẫn đảm bảo làm mát không gian trong nhà. -
Top 5 loại cây xanh giúp hấp thụ khí độc hại cực tốt trong nhà
Những loại cây xanh dưới đây không chỉ giúp không gian sống trở nên đẹp hơn, ấn tượng hơn mà còn giúp hấp thụ khí độc hại trong nhà, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình. -
5 loại cây cảnh giúp nhà luôn mát mẻ trong mùa hè
Mùa hè nắng nóng nhiệt độ tăng cao khiến ngôi nhà trở nên bí bách, để giúp ngôi nhà mát mẻ, tiết kiệm điện, cung cấp oxy, tạo không gian xanh cho ngôi nhà chúng ta hãy trồng 5 loại cây cảnh dưới đây -
Bật mí cách xử lý mùi khó chịu khi bật điều hòa làm mát
Vào mùa hè nắng nóng để giảm bớt tình trạng khó chịu, điều hòa là thiết bị làm mát không thể thiếu của nhiều gia đình. Nhưng khá nhiều người gặp tình trạng điều hòa có mùi khó chịu khi hoạt động. -
Những vị trí không nên lắp đặt điều hòa tránh tốn điện, ảnh hưởng sức khỏe
Để làm mát nhà hiệu quả, tránh tốn điện vị trí lắp điều hòa trong phòng rất quan trọng. Dưới đây là những vị trí trong nhà không nên lắp đặt điều hòa. -
Những phương pháp hay đuổi ruồi hiệu quả trong mùa hè
Mùa hè là thời điểm nhiều con trùng xuất hiện gây nhiều phiền toái cho gia đình nhất là ruồi, muỗi. Nếu không biết cách đuổi chúng ra khỏi nhà, không gian sống. -
Tuyệt chiêu chống nóng cho nhà kính, vách kính trong mùa hè cực hiệu quả
Những ngày hè nhiệt độ tăng cao nên nhà kính, vách kính hấp thu lượng nhiệt rất lớn khiến căn phòng trở nên nóng nực. Để giúp ngôi nhà kính trở nên mát mẻ hơn trong mùa hè hãy áp dụng những tuyệt chiêu chống nóng cực hay dưới đây.