Hướng dẫn cách trồng ớt tại nhà cho sai quả, ít sâu bệnh

6/9/2020 3:22:00 PM
Trồng ớt tại nhà có khó không? Trước khi trồng ớt cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để ớt ra sai quả mà ít bị sâu bệnh là những thắc mắc của rất nhiều muốn trồng ớt quan tâm.

 

Lựa chọn giống ớt

ớt có nhiều loại khác nhau có thể kể đến như: ớt sừng chân, ớt chỉ thiên, ớt biếm, ớt hiểm…Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn giống ớt yêu thích để trồng tại nhà.

Khi mua hạt giống nên mua tại các cửa hàng cây trồng hoặc tại các siêu thị. Hạt giống ớt đã được đóng túi, qua xử lý có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn. Nhưng nếu muốn tự tạo hạt giống ớt hãy sử dụng những trái ớt chín mọng, lấy hạt ớt ngâm qua với trà hoa cúc hoặc oxy già để hạt khi được gieo xuống đất ẩm phát triển khỏe mạnh, mau mọc mầm.

Thời gian tốt nhất để ươm hạt và trồng ớt

ớt là loại cây khá dễ trồng có thể trồng được quanh năm. Nhưng thời gian thích hợp nhất để cây phát triển tốt chính là được gieo hạt từ tháng 8-9 và được trồng vào tháng 9-10. Thời điểm này thời tiết khá dễ chịu, mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Đất trồng ớt

Bạn có thể lựa chọn đất trồng như: đất pha cát, đất thịt pha sét hay đất phù sa ven sông hoặc có thể mua những bao đất được đóng gói sẵn tại các cửa hàng cây với giá khoảng 20.000đ/bao. Khi lựa chọn đất trồng ớt chỉ cần chú ý đất trồng phải đảm bảo điều kiện tơi, xốp, thoáng khí và nhiều chất dinh dưỡng, được xử lý nấm và vi khuẩn là được.

Cách ươm hạt ớt

Để hạt ướt nảy mầm bạn cần ngâm hạt trong nước ấm 50 độ khoảng 2-8 tiếng để thúc đẩy hạt nhanh chóng nảy nầm.

Sau khi hạt đã nảy nầm chuyển hạt sang đất ươm ẩm rồi phủ một lớp đất mỏng lên  trên. Tiếp đến di chuyển khay ươm đến nơi có nhiệt độ ấm áp, hàng ngày tươi nước ẩm để hạt nhanh chóng phát triển thành cây con. Khi cây phát triển cao khoảng 10-15cm bạn chọn những cây khỏe mạnh, đánh ra khỏi khay và đem đi trồng vào từng chậu đã chuẩn bị sẵn.

Trồng cây ớt con

Sử dụng chiếc xẻng nhỏ chuyện dụng đào một hố nhỏ xuống đất trồng rồi đặt nhẹ nhàng cây ớt con xuống và phủ đất lên, hàng ngày tưới nước đầy đủ, đặt nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, tránh đặt cây dưới cục nóng của điều hòa. Muốn cây phát triển tốt hãy bón thêm phân NPK để cây nhanh phát triển cho ra hoa và quả.

Tưới nước

Nên tưới nước một lần 1 ngày nếu đất thoát nước tốt hay trời khô hạn. Còn với đất ẩm thì 2 ngày bạn nên tưới 1 lần. Những ngày nắng nóng để giữ đất luôn ẩm và không mất chất dinh dưỡng thì nên bỏ thêm rơm rạ, hay cỏ khô ở gốc cây

Cắt tỉa cành ớt

Khi cây ớt đủ lớn (khoảng 20cm) thì bạn tiến hành tỉa cành, để loại bỏ những cành thừa. Nên tỉa những cành dưới điểm phân nhánh để gốc cây được thông thoáng. Đồng thời, giữ được lực cho cây.

Thu hoạch ớt

Sau khi được chăm sóc cẩn thận ớt sẽ bắt đầu ra hoa và kết trái, lựa chọn những trái chín thu hoạch trước. Khi thu hoạch bạn nên ngắt cả cuống, tránh làm gãy nhánh cây. Ớt cay thông thường sẽ thu hoạch được từ 35 tới 40 ngày kể từ ngày trổ hoa. Nếu vào đúng lúc ớt rộ nhất thì mỗi ngày thu hoạch một lần. Còn bình thường 2 ngày thu hoạch 1 lần.

Phòng và trị một số bệnh trên ớt

Bệnh thán thư ớt (còn gọi là bệnh đốm trái - nổ trái)

Dấu hiệu: Bệnh thán thư ớt  lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả, vết bệnh thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Khi ớt mắc bệnh này khiến chồi non bị thối, làm thối quả.

Nguyên nhân: Do do nhiều loài nấm thuộc loại Colletotrichum gây ra, trong đó hại phổ biến là 2 loài Colletotrichum nigrum Ell et Hals và C. capsici (Syd) Butler and Bisby.

Điều trị: Trước khi gieo hạt xử lý hạt giống bằng KMnO4 (0,1%) trong 1 giờ hoặc xử lý nước nóng 52oC trong 2 giờ. Trồng ở mật độ thích hợp không quá dày. Những trái bị nhiễm bệnh lập tức cắt bỏ tránh lây lan sang trái khác trên cây.

Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC, ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại.

Bệnh đốm trắng lá ở ớt

Dấu hiệu: Bệnh đốm trắng lá ở ớt lúc đầu có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.

Nguyên nhân: Do nấm Cercospora capsici gây ra.

Điều trị: Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,4%

Bệnh héo tươi

Dấu hiệu: Trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.

Điều trị: Tưới nước Copper zinc 85WP, Starner 20WP... 0,5 - 1% vào gốc cây mới bị bệnh.

Bệnh thối đọt non ở ớt

Dấu hiệu: Phía đọt non của cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra.

Nguyên nhân: Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.

Điều trị: Phun thuốc Score 250 EC, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại nặng

Kiến bám trên thân, lá ớt

Khi phát hiện kiến bám trên thân, lá ớt hãy phủ mặt đất một lớp đất tảo cát. Đất tảo cát cũng là một loại thuốc diệt côn trùng hữu cơ có nguồn gốc từ khoáng vật. Trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc với đất tảo cát, lũ kiến trên cây sẽ chết.

Để đạt hiệu quả hãy rắc lại đất tảo cát sau khi mưa, sương xuống nhiều hoặc sau khi tưới cây

Cách thứ hai hay được nhiều người lựa chọn chính là sử dụng bã cà phê để xua đuổi kiến bám trên cây. Rải bã cà phê trên mặt đất. Kiến rất ghét bã cà phê và cố gắng tránh khi chúng có thể. Bạn hãy rải bã cà phê lên đất trồng cây thành một vòng tròn nhỏ xung quanh gốc cây.

Bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu trong bếp như muối nở, hạt tiêu, quế, bột ớt và bạc hà cay. Bạn có thể rắc một trong các nguyên liệu trên thành một vòng tròn nhỏ xung quanh gốc cây trong chậu để đuổi kiến.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác