Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác

10/10/2024 4:14:00 PM
Khế không chỉ là một loại trái cây mà còn sử dụng để chữa trị nhiều bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc khế tại nhà giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm sâu bệnh.

 

Khế không chỉ là một loại trái cây mà còn sử dụng để chữa trị nhiều bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc khế tại nhà giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm sâu bệnh.

Cây khế từ lâu là một trong những loại cây quen thuộc được trồng nhiều ở nước ta. Quả kế có vị ngọt hoặc chua, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để ăn kèm với các món ăn khác, giúp tăng hương vị. Không những quả mà toàn thân của cây khế đều là thuốc chữa trị nhiều bệnh như hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa mề đay, dị ứng, điều trị đau khớp, viêm dạ dày và đau đầu mạn tính, trị ho, bổ thận, sốt rét, ho khan, ho đờm và kiết lị.

Ngoài mục đích chữa bệnh, làm cây ăn quả cây khế còn được trồng tại nhà để lấy bóng mát, mang lại nhiều ý nghĩa may mắn trong phong thủy

Hướng dẫn cách trồng cây khế tại nhà

Thời điểm thích hợp trồng khế

Thời điểm thích hợp nhất để trồng khế nên chọn thời điểm vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-10 vì thời gian này nhiệt độ mát mẻ, không quá nắng gắt phù hợp cho sự phát triển của cây giống

Đất trồng khế

Khế thường không kén đất trồng cây có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh ở nhiều vùng đất, khu vực khác nhau. Tuy nhiên, cây phát triển thuận lợi nhất nên được trồng ở vùng đất tơi xốp, có độ PH từ 5,5 đến 6,5, đất mùn tơi xốp. Để tăng độ dinh dưỡng cho đất trước khi trồng nên trộn thêm phân trùn quế, phân ủ chuồng, vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa hữu cơ, đất thịt,… sẽ giúp tăng độ thông thoáng, tăng khả năng thoát nước cho đất.

Nếu trồng khế trong chậu ngoài việc bổ sung đất dinh dưỡng cho cây phát triển nên chọn thêm một ít sỏi, đá ở dưới đáy chậu giúp tăng độ thoát nước cho cây trong thời điểm mưa nhiều.

Chọn giống cây

Chúng ta có thể dễ dàng mua cây giống ở tại các cửa hàng cây giống hoặc dùng những cây khế giống được chiết cành để trồng vì đem lại hiệu quả cao, không tốn nhiều công chăm sóc.

Ánh sáng

Đây là loài cây ưa nắng do đó khi trồng cây nên chọn những khu vực vườn cây có nhiều ánh nắng, tránh trồng gần các cây lâu lắm có tán lá rộng làm che ánh nắng của cây. Nếu trồng ở trong chậu nên đặt chậu trồng ở khu vực ban công, sân thượng nơi có nhiều ánh nắng giúp cây phát triển.

Nước tưới

Cây cần được tưới nước đều đặn tránh để cây bị thiếu nước. Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể phun sương cho lá cây để giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm. Vào thời điểm nắng nóng gay gắt nếu trồng trong chậu nên di chuyển cây ra khu vực nắng vừa phải, đặt cây dưới giàn che nắng tránh ánh nắng gay gắt có thể làm khô héo, thậm chí chết cây.

Cắt tỉa

Khi cây cao lên tầm khoảng 1 mét thì nên cắt tỉa cành sâu bệnh, khô héo, cắt những сành quá dày cho tán cây thông thoáng. Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc cây khế ra hoa.

Ngăn ngừa bọ đục khoét khi tới mùa hanh khô nên quét vôi bão hòa vào gốc cây. Từ ngày 20 trở đi, cách vài tháng thì bón thêm phân hữu cơ và phân chuồng 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

    Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

    Khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để thuận tiện cho việc cất trữ, sử dụng khi cần thiết cần có phương pháp bảo quản phù hợp, đúng cách.
  • Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

    Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

    Đảm bảo cây khế phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây là điều cực kỳ quan trọng.
  • Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

    Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

    Cây mật nhân hay cây bách bệnh được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiều bệnh. Để đảm bảo dược liệu khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản mật nhân cần lưu ý điều gì?
  • Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

    Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

    Cây mật nhân hay cây bách bệnh là một trong những vị thuốc quý được trồng nhiều trong vườn nhà để điều trị bệnh. Để cây mật nhân phát triển khỏe mạnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây mật nhân cần chú ý những điều sau.
  • Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

    Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

    Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn.
  • Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

    Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

    Trong quá trinh sinh trưởng của củ bình vôi, cây rất hay bị các loại sâu bệnh hại tấn công như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ. Khi phát hiện củ bình vôi bị sâu bệnh hại tấn công cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau.
  • Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

    Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

    Củ bình vôi không chỉ là một vị thuốc đông y được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mà còn được trồng làm cảnh tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng, chăm sóc cây bình vôi phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, nấm hại.
  • Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

    Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

    Các bộ phận của cây cối xay đều có chứa dược tính nên từ lâu được sử dụng trong việc điều trị bệnh. Nhưng thời điểm nào trong năm nên thu hoạch, cách bảo quản sau thu hoạch như nào để đảm bảo được dược tính.
  • Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

    Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

    Trong quá trình trồng, chăm sóc cây cối xay do một số yếu tố khiến cây bị sâu bệnh hại tấn công gây ảnh hưởng tới sự phát triển, năng suất của cây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý các bệnh hại trên cây cối xay chuẩn nhất.