Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, cắt tỉa ráy Petite Nana trong hồ thủy sinh
Ráy Nana Petine có tên khoa học là Anubias barteri “petite”, đây là cây họ ráy, thuộc loại lá nhỏ bậc nhất nhưng chúng là giống cây khỏe, dễ trồng, phát triển chậm, thích nghi được với hầu hết với điều kiện môi trường hồ thủy sinh khác nhau nên được giới chơi thủy sinh cực kỳ yêu thích.
Hướng dẫn cách trồng ráy Petite Nana
Sau khi mua ráy Petite Nana từ các trang trại giống cây thủy sinh hay tại các cửa hàng về chúng ta không nên cho trực tiếp cho vào hồ thủy sinh ngay mà nên cách ly nuôi trồng riêng cây thủy sinh mới một thời gian để loại bỏ vi khuẩn, nấm bệnh, trứng ốc, rêu hại,…
Khi cách ly ráy Petite Nana ở bể nuôi khác hãy nhúng chúng qua nước muối, cách làm cũng khá đơn giản chúng ta chỉ cần:
+ Pha 240ml muối chuyên dùng cho bể cá hoặc sử dụng muối kosher vào 4 lít nước sạch.
+ Nhúng ráy thủy sinh Petite Nana vào dung dịch muối pha loãng khoảng 15-20 giây, giữ cho rễ cây ở trên mặt nước.
+ Rửa sạch dễ cây thủy sinh thật sạch trước rồi cho vào bể nuôi cây riêng ở ngoài khoảng 1 tuần trước khi cho vào chung với hồ thủy sinh hiện tại.
Tiếp đến, thả trôi hoặc cột rễ cây thủy sinh vào sứ lọc điều này có tác dụng giúp cây thích nghi dần với môi trường mới, tăng khả năng sống sót cho cây. Khi cây đã thích nghi được với môi trường mới bạn hãy cột hoặc buộc chúng vào lũa, nhan thạch, đá,…
Cách chăm sóc ráy Petite Nana
Nước:
Nước trồng ráy Petite Nana cũng như trồng các cây thủy sinh khác trong hồ, nước trồng phải sạch, không lẫn tạp chất, có mùi hôi hay mùi lạ, thường xuyện dọn hồ thủy sinh sạch sẽ, thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước, tránh ký sinh trùng làm bẩn nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của dương xỉ thủy sinh.
Ánh sáng:
Rêu Petite Nana có màu xanh đẹp khi bể thủy sinh được chiếu ánh sáng vừa phải nhưng chúng sẽ phát triển rất nhanh ở cường độ ánh sáng cao nếu chúng ta đảm bảo đủ nhu cầu về dinh dưỡng, khí CO2, nhiệt độ trong hồ thủy sinh
Nền
Cũng giống như một số loài cây thủy sinh khác ráy Petine Nana cần nước sạch nên chúng ta có thể sử dụng một bộ nền công nghiệp chất lượng như: GEX, ADA, Contro soil, Aquafor,…Bởi những loại nền này có khả năng hút ngược dinh dưỡng, tạp chất dư thừa trong hồ thủy sinh giúp nước sạch hơn.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trong hồ thủy sinh thích hợp cho ráy Petine Nana phát triển từ 20-30 độ C nhưng nhiệt độ tốt nhất cho ráy thủy sinh phát triển từ 22-28 độ C.
Khí CO2:
Ráy Petine Nana cần ít CO2 do đó lượng CO2 trong không khí, lượng CO2 từ nền ran ra, từ cá cảnh, tép cảnh thở, lượng CO2 từ nước mới là quá đủ cho ráy Petine Nana phát triển, sinh trưởng tốt. Nhưng nếu chung ta cung cấp khí CO2 dạng khí lá của chúng sẽ căng đẹp, phát triển tốt, có xu hướng to dần ra. Lượng CO2 nên cung cấp từ 5-30 ppm và thay nước mới thường xuyên từ 1-3 lần/tuần.
Dòng chảy:
Dòng chảy không quá quan trọng nhưng ráy Petine Nana thích dòng chảy trung bình đến mạnh.
pH trong hồ thủy sinh
Để ráy thủy sinh phát triển khỏe mạnh, pH trong hồ thủy sinh nên giữ ở khoảng 5,5 đến 6,5 với mức pH này các dinh dưỡng đa vi lượng đều được ráy hấp thụ dễ dàng nhất là Fe.
Dinh dưỡng:
Về dinh dưỡng chúng ta cần lưu tâm về Kali, Fe, Ca, Mg, NO,…khi chăm sóc ráy Petine Nana.
Sắt (Fe): Ráy Petine Nana thường bị vàng hay nhạt màu ngọn non, cây phát triển rất chậm hoặc ngừng phát triển trong một thời gian dài nếu hàm lượng sắt trong nước không đủ do đó hàm lượng lượng Fe trong hồ thủy sinh phải luôn đảm bảo từ 0,05 đến 0,1 mg/L(ppm). Loại Fe yêu thích của ráy Petine là Fe chelate Edta hay Dtpa
Kali (K): Kali đóng vai trò giúp ráy thủy sinh chống chọi lại mầm bệnh, khuẩn thối thân tốt hơn do đó Kali -2-15 ppm
Ca (canxi) và Mg (Magan): Hai hàm lượng này luôn có sẵn trong nước máy, Ca từ 5-50 ppm, Mg từ 1-10 ppm.
NO3: Hàm lượng NO3 trong hồ từ 0-30 ppmPO4 0-0,5 ppm.
+ Trung lượng: Ca từ 5-50 ppm, Mg từ 1-10 ppm (không quá quan trọng và không cần quan tâm nếu dùng nước máy)
+ Vi lượng: quan trọng nhất là sắt (Fe), luôn phải có từ 0.05 – 0.1 ppm, những chất vi lượng khác không cần quan tâm nếu có dùng nền còn dinh dưỡng hoặc cho cá tép ăn thường xuyên (thức ăn và phân cá tép có đủ vi lượng quan trọng trừ FE)
Hướng dẫn cách tỉa lá già, tách ngọn ráy Petine Nana:
Cách tỉa lá già ráy Petine Nana
Việc tỉa lá già, tách ngọn ráy Petine Nana rất quan trọng vì sẽ giúp giảm tải cho toàn thân của ráy. Khi cắt tỉa những lá già chúng sẽ không phải nuôi những lá già này mà sẽ dùng những dinh dương nuôi lá, chồi mới. Cách cắt tỉa ráy Petine Nana thực hiện như sau:
Bước 1: Nên tước hướng xuống dưới thay vì cắt ngang thân lá, việc này có tác dụng giúp cây đỡ bị tổn thương, đỡ tốn năng lượng phục hồi
Bước 2: Sau khi cắt tỉa xong nên thay ít nước, khử Clo trong nước máy sau khi tỉa lá già vì lượng Clo an toàn hằng ngày lúc này có thể làm thối những vị trí bạn vừa ngắt lá già.
Cách tách ngọn ráy Petine Nana
Bước 1: Tìm những ngọn ráy khỏe đẹp, mọc hướng ra hoặc lên trên.
Bước 2: Dùng kéo chuyên dụng cắt nhanh, dứt khoát ngọn ráy.
Bước 3: Những ngọn mới này sẽ cột hoặc ươm nhánh khác.
Bước 4: Thay nước, khử Clo sau khi cắt tỉa.
Bước 5: Nếu chăm sóc tốt, điều kiện dinh dưỡng trong phù hợp những chỗ bị cắt sẽ mọc 2-3 ngọn mới.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.