Hướng dẫn cách dùng dây kẽm uốn cành cho bonsai
Cây bonsai có mang lại nhiều giá trị hay không chính là ở thế dáng của cây. Những người chơi cây bonsai cảnh đều rất chú trọng đến khâu tạo thế cho bosai. Thông thường để tạo thế cho bonsai các nghệ nhân thường hay chọn dây kẽm, quấn dây, níu dây, cảo uốn, nẹp cành cây vào thanh kim loại,…Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách uốn cành cho bonsai từ dây kẽm
Thời điểm thích hợp uốn cành cho bonsai
Khoảng vào cuối hè tháng 7 là thời điểm thích hợp nhất để uốn cành tạo thế cho bonsai. Thời gian này cây phát triển mạnh, ra nhiều chồi cành non mới.
Những loại cây sớm rụng lá, chảy nhựa nhiều bạn không nên uống vào đầu hay giữa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non
Lựa chọn cây bonsai để uốn cành, tạo thế
Có rất nhiều loại cây được trồng để làm bonsai nhưng theo các nghệ nhân thường chọn cây đa, cây bồ đề, cây sung, cây tầm bì lùn, cây me, cây tùng, hoa giấy, cây mai chiếu thủy…để uốn. Bởi những loại cây này có dáng đẹp, dễ uốn và quá trình chăm sóc không tốn kém tiền bạc.
Kỹ thuật dùng dây kẽm uốn cành bonsai
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp uốn cành cho bonsai nhưng cách uốn cành được khá nhiều nghệ nhân ưa thích nhất chính là dùng dây kẽm, chì, đồng, dây có vải quấn quanh..
Khi uốn cành bằng dây kẽm vừa nhanh chóng, tiện lợi, cành uốn cũng đẹp hơn. Không nên dùng dây sắt vì chúng dễ bị gỉ sét, in hình lên thân cây không đẹp. Đặc biệt, với những cây lá kim nếu uốn bằng dây sắt sẽ phản ứng với nhựa gây độc làm chết cây.
Bước 1: Hãy sử dụng kéo cắt cây cắt bỏ bớt lá, loại bỏ những cành quá sát nhau, những nhánh cây không cần thiết.
Bước 2: Khi uốn tuân thủ quy tắc uốn từ thân chính rồi tiếp đến những cành chính sau đến những cành quanh thân cây từ gốc lên ngọn, uốn cành lớn trước rồi đến cành nhỏ sau.
Bước 3: Cắm một đầu của dây kẽm trong đất. Khi quất dây kẽm hãy nhớ không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Bước 4: Sau khi kết thúc việc quấn cành, bạn dùng tay nhẹ nhàng uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây
Lưu ý:
+ Đối với những loại cây bonsai thông, tùng, bách phải để hơn một năm mới được tháo dây thép. Những cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn so với những cành nhỏ.
+ Những loại cây sớm rụng lá thường lớn nhanh do đó có thể tháo dây kẽm sau 3-5 tháng sau khi uốn.
+ Khi uốn cây lựu, cây thích do lớp vỏ bên ngoài của cành cây hơi mỏng khi uốn cành bằng dây thép hãy bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để ngăn cản sức nóng của mặt trời.
+ Hãy thảo bỏ dây kẽm đúng thời gian không nên để lâu quá tránh việc cây phát triển nhanh dây kẽm ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của cây, làm thế cây xấu.
+ Khi uốn không phải cành nào cũng uốn được nhất là đối với những cành giòn, dễ gãy, nhánh cây lớn. Do đó hãy uốn ở mức độ nào đó và dừng lại để cây quen dần và 3-4 ngày sau lại tiếp tục uốn tiếp.
+ Những cành lớn, dễ gãy nếu bạn cố dùng sức uốn cần phải cẩn thận và chậm trãi kiên trì. Nếu không bạn hãy chọn phương án uốn khách để tránh hỏng cây.
Bước 5: Quan sát thấy dây kẽm ăn ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây là lúc có thể tháo bỏ dây kẽm khỏi cành uốn. Nếu tháo dây kẽm quá muốn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục, nếu quá sớm cây cành chưa vào thế bạn mong muốn.
Khi tháo dây kẽm bắt dầu tháo từ ngọn trở về ngốc, từ cành con rồi mới đến cành lớn, ngược lại so với quá trình quấn. Khi tháo hãy nhẹ nhàng không lôi kéo, giật dây kẽm ra khỏi cành uốn.
Cách cắt tỉa duy trì dáng bonsai sau khi uốn
Để duy trì và trau chuốt hình dáng cây bonsai như mong muốn hãy cắt tỉa duy trì dáng thường xuyên. Nên cắt tỉa suốt mùa phát triển của cây, việc cắt tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều hơn và tạo tán lá dày đặc như mong muốn.
Những loại cây thuộc lá kim người uốn nên thực hiện việc cắt tỉa bằng tay thay vì bằng kéo sắt. Bởi những vật bằng sắt khi tiếp xúc với nhựa của cây sẽ làm cho cây chết.
Nếu hai cành có cùng chiều cao hãy giữ lại một cành và cắt bỏ cành còn lại. Loại bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.
Những cành càng xoắn , cuôn không được tự nhiên hãy cắt bỏ để không ảnh hưởng đến thế của cây.
Cây được cắt tỉa tạo dáng xong hãy đặt tại nơi có bóng râm, tránh gió lớn và bón phân, tưới nước như bình thường để cây được phục hồi nhanh nhất.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.