Hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt vì sao?
Nắng nóng, mức độ tiêu thụ điện của người dân tăng do các gia đình dùng nhiều quạt và điều hòa hơn nên hóa đơn điện cũng có tăng so với các tháng trước. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hộ đã bị ghi hóa đơn sai, thậm chí có dấu hiệu nhân viên ghi số điện cố ý ghi sai chỉ số công tơ điện của khách hàng.
Những trường hợp cụ thể
Theo Bộ Công thương, số kiến nghị, khiếu nại liên quan đến hóa đơn tiền điện của khách hàng trong 2 tháng qua tăng cao. Cụ thể trong tháng 5.2015, có 1.868 thắc mắc, kiến nghị của khách hàng các tổng công ty thuộc EVN liên quan đến hóa đơn thì đến tháng 6, số hộ có khiếu nại, kiến nghị đã tăng lên 3.505 khách hàng.
Chị Lê Thu Hạnh, một chủ hộ ở Q.Hoàng Mai, Hà Nội
“Tháng 6, nhà tôi nhận hóa đơn đòi tiền của nhà điện, số điện tăng 2,5 lần so với tháng trước, kéo theo lũy tiến nên giá tiền tăng gấp 3. Thấy quá vô lý, bắc thang lên soi công tơ thì thấy họ ghi sai. Hóa đơn chốt ngày 9.6 ghi đã đến 7.822 số điện. Sau đó hơn 1 tuần, số thực tế trên công tơ mới chạy đến 7.789.
Sau khi nhà tôi khiếu nại thì người chốt số đến ghi nhận đã ghi sai, anh ta nói đã ghi nhầm số 6 thành số 8 (7622 thành 7822). Người này nói với tôi là anh ta sẽ tính bù số đấy vào tháng tới với mức lũy tiến thấp hơn, số tiền chênh lệch thì trả lại luôn cho mình. Anh ta năn nỉ nhà tôi báo lại với thanh tra là đã ghi đúng, còn phần sai, họ giải quyết với gia đình tôi” - Chị Hạnh cho biết.
Ông Nguyễn Quang Quý (trú tại nhà B6, lô 11, khu đô thị Định Công)
Ông Quý cho biết: “Trong tháng 4, tiền điện nhà tôi có 355.000 đồng, sang tháng 5, hóa đơn vọt lên 5 triệu đồng. Gấp vài lần thì chắc đúng vì nhà tôi có mấy người ở quê lên, dùng điện nhiều hơn, nhưng gấp tới gần 16 lần thế này, tôi không thể tin được”.
“Khi tôi khiếu nại thì họ đến, vào buổi tối, mở công tơ ra để soi thì cả 2 bên xác định là chỉ số trên hóa đơn là không đúng. Tôi bực quá, làm ầm lên thì họ xin lỗi là… ghi nhầm địa chỉ. Sau đó thì họ ghi lại, và số tiền chỉ còn là 1,505 triệu đồng. Nhưng tôi thấy họ rất mập mờ khi thu lại hóa đơn ghi sai nhưng không xuất hóa đơn mới”, ông Quý kể và bày tỏ thêm: “Cứ mỗi lần đi kiện thế này, mất thời gian lắm. Mình không kiện, không đóng là họ lại cắt điện ngay”.
Ông Đỗ Hoàng Anh Hào, chủ hộ tại khu chung cư Vimeco (số 9 Phạm Hùng)
Ông Hoàng Anh cho biết: “Tháng 4 nhà tôi dùng chỉ hơn 900.000 đồng tiền điện, sang tháng 5, vọt lên 2,7 triệu đồng với hơn 1.000 số điện, tôi khiếu nại thì họ cử người xuống, ghi nhận có ghi sai và sang tháng 6, chỉ còn 1,5 triệu đồng. Trong khi đó, cơ bản việc dùng điện của nhà tôi trong 3 tháng đó không thay đổi”.
Một hộ dân trên địa bàn P.Cát Linh, Q.Đống Đa
Chỉ số tiêu thụ tháng 5 của hộ này là 8.887 nhưng nhân viên điện lực báo số điện tháng 6 là 9.191. Sau khi kiểm tra thực tế, thì đến tháng 6, công tơ mới quay đến số 9.019. Tức là nhân viên đi ghi công tơ đã ghi sai 172 số điện. Hai bên đã thỏa thuận trả lại tiền cho khách hàng này 72 số điện với số tiền 150.000 đồng. 100 số điện còn lại được cộng sang hóa đơn tháng sau.
Những người có liên quan nói gì?
Trong tháng 7.2014, EVN Hà Nội đã thừa nhận có 2 nhân viên của chi nhánh điện lực H.Sóc Sơn ghi sai công tơ với số lượng lớn: 211 khách hàng. Cho nên, qua các trường hợp đã có căn cứ ghi sai công tơ năm nay cho thấy, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt và ngành điện cần phải quyết liệt xử lý nghiêm các cán bộ, nhân viên sai phạm trong việc ghi số công tơ, gây thiệt hại cho khách hàng.
Bà Hoàng Thị Minh, Phó giám đốc chi nhánh điện lực Q.Đống Đa cho biết, điện lực Đống Đa đã họp, xem xét kiểm điểm nhân viên đi ghi số công tơ và cả nhân viên trực với hình thức khiển trách.
Ông Nguyễn An Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) và ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN
Phát biểu trước báo chí, hai ông vẫn cho rằng, nguyên nhân việc hóa đơn tiền điện của một số hộ dân tăng cao trong các tháng vừa qua (tháng 5, tháng 6) chủ yếu do “thời tiết nắng nóng, khô hạn bất thường nên tốc độ tăng trưởng phụ tải của toàn hệ thống điện đạt ở mức cao”.
Theo phần lớn ý kiến của các hộ tiêu dùng là cách ghi chỉ sổ công tơ điện hiện nay là hoàn toàn thiếu khách quan, không đảm bảo chính xác bởi cách làm rất thủ công và không có sự giám sát. Tập đoàn điện lực VN (EVN) cần thay đổi để người dân có thể cùng xem công tơ đảm bảo sự khách quan hơn.
Skcs.vn (Theo TNO)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.