Hoa cúc susi dễ trồng rực rỡ không gian nhà bạn
Cúc susi là loại hoa mang màu sắc rực rỡ, tươi vui được tượng trưng cho sự lạc quan, yêu đời, không phiền muộn nó còn có cái tên khác là cúc vô ưu. Không gian nhà bạn sẽ trở lên ngập tràn hương sắc bởi màu của những chiếc lá xanh mươn mướt với đó là nhưng cánh hoa rực rỡ khoe sắc mỗi sáng
Là loài hoa xuất xứ từ Nam Âu chịu được lạnh, dễ trồng nên với khí hậu ở Việt Nam chỉ cần biết cách chăm sóc cúc susi sẽ cho những bông hoa to và đẹp rực rỡ:
Đặc điểm hoa cúc susi:
Kích cỡ hoa từ 3-5m, những cây trưởng thành chiều cao từ 25-30cm do đây là loại thân cây lùn, dạng bụi
- Thời gian nẩy mầm: 3 - 5 ngày
- Thời gian sang chậu: 20-25 ngày
- Thời gian bắt đầu ra hoa: 50-60 ngày
– Hoa có đường kính từ 3-5 cm, cánh hoa mỏng, nhỏ, xếp nhiều lớp dày lên nhau, hoa có màu vàng và màu cam là chủ yếu.
Gieo hạt
Gieo hạt trực tiếp trên đất sạch, không có nấm bệnh và thoát nước tốt hoặc gieo vào khay gieo hạt loại 84 lỗ để có kết quả tốt nhất.
Sau khi chuẩn bị đất hoàn tất thì gieo hạt vào khay, sau đó phủ lên một lớp đất nhẹ lên hạt.
Hàng ngày dùng bình tưới tưới nước để giữ ẩm cho hạt và đặt khay vào vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 7-15 ngày, hạt sẽ nảy mầm thành cây con, lúc này có thể cho cây tiếp xúc với ánh sáng nhẹ. Sau khoảng 15 ngày từ khi nảy mầm, cây con có vài lá nhỏ, cao chứng 15cm thì có thể bứng ra trồng riêng trong chậu hoặc bồn hoa.
Khi cây bén rễ lên thêm lá thì có thể chuyển ra chỗ có nhiều ánh nắng để cây thuận tiện sinh trưởng.
Môi trường gieo hạt
Chọn nơi gieo hạt thoáng mát mới nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-25 độC; EC: 0,75-1.0; pH: 5.5-5.8 2.3, ánh tráng trung bình. Khi tưới nước nên sử dụng loại bình xịt và chuyển sang chế độ phun sương để tưới cho hạt. Giữ đất luôn ẩm trong quá trình nẩy mầm.
Chăm sóc cây trưởng thành
Hàng ngày nên tưới cho cây 1 lần vào sáng sớm bởi lúc đó nhiệt độ mát thích hợp cho cây.
Khi cây sang chậu hoặc bồn được khoảng 2 tuần thì có thể bón thúc bằng phân NPK, tỉ lệ 5gr phân hòa tan với 2 lít nước, tưới 5 ngày/lần.
Khi cây bắt đầu ra nụ, có thể bón thêm phân vi sinh hoặc một số loại phân khác để kích thích tăng trưởng, cây cho nhiều hoa hơn.
Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng nảy nhiều cành lá thì tiến hành bấm ngọn, tạo điều kiện cho nhiều nhánh phát triển để tán cây rộng, ra nhiều bông.
Phân bón
Sử dụng phân bón N-P-K(16-16-8) hay phân tím Đức (12- 10-20) với liều lượng như sau: 5gr/2 lít nước (cách 5 ngày tưới 1 lần). Sau khi tưới phân đều phải tưới lại nước. Sunmart - Go Green And More...
Côn trùng và bệnh hại:
Cây thường bị bệnh đốm lá, sâu đục thân, chết rũ.
Dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh đốm lá như phiến lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.
Lúc đó hãy sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Topsin-M 70WP, Aliette 80NP, Rovral… để phun.
Ngoài ra nếu trời mưa to, nên chuyển hoa vào trong nhà hoặc có che chắn để hoa tươi lâu, không bị dập nát.
Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt. -
Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế
Khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để thuận tiện cho việc cất trữ, sử dụng khi cần thiết cần có phương pháp bảo quản phù hợp, đúng cách. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế
Đảm bảo cây khế phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây là điều cực kỳ quan trọng. -
Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác
Khế không chỉ là một loại trái cây mà còn sử dụng để chữa trị nhiều bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc khế tại nhà giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm sâu bệnh. -
Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác
Cây mật nhân hay cây bách bệnh được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiều bệnh. Để đảm bảo dược liệu khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản mật nhân cần lưu ý điều gì? -
Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà
Cây mật nhân hay cây bách bệnh là một trong những vị thuốc quý được trồng nhiều trong vườn nhà để điều trị bệnh. Để cây mật nhân phát triển khỏe mạnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây mật nhân cần chú ý những điều sau. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi
Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn.