Hiểu đúng về lễ hóa vàng sau những ngày Tết cổ truyền

2/18/2018 9:13:39 AM
Với mong muốn có một năm mới may mắn, hanh thông nên nhiều gia đình ngoài việc thờ cúng tỉ mỉ còn chọn cả ngày hóa vàng tốt. Thông thường người ta hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10. 

 

Với mong muốn có một năm mới may mắn, hanh thông nên nhiều gia đình ngoài việc thờ cúng tỉ mỉ còn chọn cả ngày hóa vàng tốt. Thông thường người ta hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10. 

Theo phong tục của người Việt Nam, hóa vàng là hình thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, việc hóa vàng còn mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình.

Hóa vàng là một dạng dâng cúng các giá trị vật chất cho thần linh. Tuy nhiên do không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền. T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ “Tiền giấy ban đầu không dùng để đốt, mà chủ yếu chôn cùng, treo xung quanh, hoặc rải quanh mộ. Nhưng về sau, việc đốt tiền vàng mã được sử dụng phổ biến, từ nghi lễ của vua quan đến người dân thường và trở thành một tín ngưỡng trong dân gian”.

Theo ghi nhận, tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam. Vào ngày Tết, người ta quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Đến chiều 30 Tết, người Việt sẽ có tục cúng tất niên và dọn dẹp, sắp xếp lại bàn thờ. Lúc này, những chân nhang hay vàng mã của năm cũ sẽ được đem đốt hết. Đây được coi là dạng hóa vàng để kết thúc tất cả những gì còn sót lại của năm cũ.

Đến đêm giao thừa, việc sắp xếp mâm cơm cúng như một hình thức mời ông bà, tổ tiên về ngự lại bàn thờ để ăn Tết cùng con cháu. Sau 3 ngày Tết, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mà các gia đình Việt sẽ làm một mâm cơm cúng, thường gọi là lễ hóa vàng.

Nhiều người cho rằng, hóa vàng là một hình thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu nhưng bản chất của việc này lại mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình. Nhiều người cho rằng càng đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành, càng thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên là hoàn toàn sai. Thực chất, hành động này chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết và dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết.

Qua đó T.S Đinh Đức Tiến khuyến cáo "Thực chất, chỉ cần đốt một ít vàng mã và hương khói đầy đủ trong 3 ngày Tết là đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa Việt. Việc đốt vàng mã với số lượng lớn, đốt bừa bãi là hủy hoại môi trường chứ không phải mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính, rước tổ tiên về chứng giám lòng thành. Đó là những quan niệm sai lầm và đáng bị lên án".

Theo vtv.vn

Các tin khác