Hé mở cuộc đời và sự nghiệp của 'Gã thợ hàn' Claudio Ranieri

5/4/2016 3:26:34 PM
Khi “Gã thợ hàn” Claudio Ranieri đưa Leicester lên ngôi vô địch giải Ngoại Hạng Anh, các chuyên gia và người hâm mộ bắt đầu quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của vị HLV này. 

 

Khi “Gã thợ hàn” Claudio Ranieri đưa Leicester lên ngôi vô địch giải Ngoại Hạng Anh, các chuyên gia và người hâm mộ bắt đầu quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của vị HLV này. Liệu biệt danh “gã thợ hàn” chuyên đi gắn kết, chắp vá các khoảng trống có đúng với thực tế?

Claudio “gã thợ hàn” chuyên nghiệp

Huấn luyện viên Ranieri người Italia đã giúp Leicester viết nên một thiên sử thi, một câu chuyện mang nhiều màu sắc hư cấu như hành trình của Alice tại xứ sở diệu kỳ. Ở đời thường, người ta thường gọi ông với biệt danh “gã thợ hàn” chuyên nghiệp.

Ranieri có biệt danh "gã thợ hàn". (Ảnh: The Times)

“Gã thợ hàn”, là tên gọi gắn liền với bản ngã của chiến lược gia 64 tuổi chưa từng gắn bó với tập thể nào quá 4 năm. Ông thường xuất hiện dưới vai trò của kẻ chuyên dọn dẹp đống lộn xộn mà người tiền nhiệm để lại. Xét ở góc độ khác thì khái niệm này còn mang nhiều tầng nghĩa hơn khái niệm ấy.

Ngược dòng thời gian về 12 năm trước, khi Ranieri nhận trát sa thải từ Abramovich, diễn đàn Soccergaming đăng tải bài viết Từ gã thợ hàn đến tay phá hoại. Mùa 2003-2004, Chelsea về nhì ở Premier League và vào tới bán kết Champions League – những kỳ tích không thường xuất hiện trước đấy với những đóng góp lớn lao của công thần gồm Lampard, Cudicini, Terry và Gudjohnsen.

Năm đó, với túi tiền không đáy của ông chủ Nga, Ranieri chi hơn 111 triệu bảng, trực tiếp góp phần thay đổi tư duy mua sắm của thế giới bóng đá hiện đại. Bởi vậy, Ranieri đã đem về 14 tân binh, nhưng chỉ 3 trong số họ là Makelele, Duff và Joe Cole xứng đáng với số tiền bỏ ra. Riêng chi tiết này đã chứng tỏ, Ranieri không hề suy tính kỹ càng mà chỉ đơn giản là mua thật nhiều và chờ đợi số ít lượng gen trội xuất hiện.

Cũng chính vì mua nhiều nhưng chưa hiểu năng lực của từng món hàng mà Ranieri đã vô tình bóp nghẹt tiềm năng của một số cầu thủ. Sai lầm của Ranieri đưa là “nhét hết các ngôi sao vào một đội hình cho đủ 11 người”. Mutu từ tiền vệ tấn công bị đẩy lên đá trung phong cắm kiểu “số 9”. Veron từ ông chủ nơi trung tuyến bỗng mất dạng khi phải chơi bên hành lang cánh dẫn tới hàng loạt thất bại khó lý giải.

Kết quả, Chelsea thua Aston Villa ở tứ kết Carling Cup (tiền thân của Capital One Cup) vì sơ đồ 1-4-3-2 kỳ quái, để Arsenal ngược dòng tại vòng 5 FA Cup dù đã sớm vươn lên dẫn trước. Lượt về bán kết Champions League, Chelsea sớm tạo lợi thế 2-0, vừa đủ cho tấm vé tới Đức nhưng để Monaco gỡ lại 2 bàn. Đặc biệt, tại Premier League, Chelsea đánh rơi 14 điểm trước những đội bóng yếu là Middlesbrough, Everton, Villa, Charlton và Birmingham, chấp nhận xếp sau Arsenal với khoảng cách 11 điểm.

Mặt khác, bởi Ranieri thay đổi quá nhiều nên ông không thể nhận thức rõ ràng hành động của mình dẫn đến Chelsea luôn rơi vào trạng thái “chưa đủ tốt”.Bởi vậy, Ranieri đã thực sự hoàn thiện bức tranh dang dở bằng những mối hàn tỉ mẩn và chu đáo hay rốt cuộc, chỉ là Ranieri chắp vá các mảnh ghép bằng những giải pháp tạm bợ mà thiếu đi chất keo gắn kết là tùy theo sự đánh giá của từng người.

Ranieri trong ngày ra mắt Leicester. (Ảnh: Express)

Tính cách của Ranieri thể hiện rõ qua 90 phút

Nhìn lại cuộc đời của Ranieri sẽ thấy toàn bộ các tinh chỉnh của ông đều gói gọn 90 phút thi đấu. Ranieri bỏ qua gần như mọi công đoạn của một HLV kiểu mẫu mà sử dụng tư duy từ một HLV đơn thuần lên một nhà quản lý bao quát.

Từ việc cố định hàng tứ vệ, thỉnh thoảng mới thay Fuchs bằng Schlupp. Albrighton và Mahrez mặc định ở hai cánh, hỗ trợ cho cặp Vardy – Okazaki. Ở trung tâm hàng tiền vệ, Inler sau 3 vòng khởi đầu phải nhường chỗ cho Kante sát cánh cùng Drinkwater.

Suốt 7 vòng đầu, The Fox giữ nguyên đội hình, thắng 4 và hòa 3. Trong hai tháng 3 và 4, Ranieri đưa ra đúng 2 thay đổi nhân sự. Vẫn một kịch bản tương tự, Leicester thắng 6/8 trận, chỉ thủng lưới 4 bàn. Chung cuộc, cả một mùa giải Ranieri không thay đổi trên mặt trận chiến thuật và nhân sự, điều này khiến Leicester vô địch.

Vardy đã tỏa sáng rực rỡ ở mùa giải này cùng Leicester. (Ảnh: Mirror)

Ở một khía cạnh khác, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng Leicester đưa ra, Ranieri gài điều khoản “hoa hồng theo thành tích” vào giao kèo. Dù chỉ là 100.000 bảng chênh lệch cho từng vị trí của Leicester ứng trên BXH hay 5 triệu bảng giả như Leicester vô địch, song động thái ấy cho thấy Ranieri muốn được tôn trọng và đánh giá theo năng lực. Ông vẫn giữ phong cách nhã nhặn, mềm mỏng, hạn chế nóng nảy để trở thành cái cớ cho kẻ khác lợi dụng.

Ranieri đã lần đầu giành một chức vô địch quốc gia trong sự nghiệp cầm quân. (Ảnh: Getty Images)

Nhiều năm liền, Ranieri chăm chỉ thay đổi chiến thuật và bỏ qua hệ thống quản trị. Do đó, ông chấm dứt công cuộc đào bới, sục sạo trên chiếc sa bàn và chuyển hướng sang những tình tiết vĩ mô hơn. Sau tất cả, Ranieri thay đổi thói quen… thay đổi những lỗ hổng do chính ông tạo ra mà xưa nay, Ranieri vẫn mặc định là chìa khóa đem đến chiến thắng.

Kết quả, Leicester đã đem về danh hiệu quốc nội đầu tiên trong sự nghiệp cho Ranieri, thay vì về nhì cho Chelsea như trước đây. Khi Ranieri kiên định với một đội hình, một triết lý và những con người nhất định, ông đã đạ đến đỉnh vinh quang. Có thể nói đây là một cái kết đẹp, là câu chuyện cổ tích có thật cho Leicester mà Ranieri đã tạo ra.

Tổng hợp

Các tin khác