Hàng Việt vì sao phải rút khỏi siêu thị của các ông chủ ngoại

6/1/2016 1:42:06 PM
Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp diễn ra nhiều vụ thâu tóm đình đám của các doanh nghiệp nước ngoài và xu hướng này được dự đoán sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới. 

 

Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp diễn ra nhiều vụ thâu tóm đình đám của các doanh nghiệp nước ngoài và xu hướng này được dự đoán sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới. Cùng với mức chiết khấu lên tới 25%, các hệ thống siêu thị ngoại hoạt động tại Việt Nam đang bị các nhà phân phối trong nước phàn nàn nhiều về những rào cản đặt ra, gây khó cho hàng nội.

Theo quy luật mua bán khi hàng hóa đã bán cho siêu thị nó thuộc sở hữu của siêu thị. Nếu siêu thị không bán hết đó là hàng tồn của siêu thị, nhưng các ông chủ ngoại của siêu thị lại không nghĩ vậy. Bình thường sẽ có tỷ lệ đổi trả nhưng thực tế thời gian gần đây siêu thị đòi hỏi nhà sản xuất gần như nhận lại toàn bộ các hàng hóa. Gặp khó khăn nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Họ trở nên yếu thế khi các chủ siêu thị có chủ nước ngoài có chiến lược ưu tiên  hàng nhập ngoại, đặc biệt là nhập từ chính quốc của họ.

Đối mặt với hàng loạt chi phí ra nhập tỷ lệ chiết khấu tăng thêm hàng chục phần trăm, chính sách nhập hàng thay đổi cùng hàng loạt rào cản khác khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam đang bị buộc phải giảm doanh số, giảm lợi nhuận, thậm chí không ít doanh nghiệp phải ngậm ngùi bước ra hệ thống bán lẻ của các ông chủ ngoại.

Ngoài mức chiết khấu cao, các doanh nghiệp còn đóng rất nhiều loại chi phí khác như hỗ trợ các hoạt động khuyến mại, khai trương siêu thị, hỗ trợ sinh nhật… Vô hình trung, siêu thị buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán và người tiêu dùng chịu thiệt hại nhất. Ngược lại, doanh nghiệp khó trụ nổi trên thị trường.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cho rằng, tại thị trường này, nếu ai nắm được khâu phân phối thì người đó sẽ có tiếng nói quyết định đến các hoạt động cung ứng ra thị trường cũng như sản xuất sản phẩm.

Như vậy, với sự xâm lấn mạnh mẽ của các DN ngoại vào những hệ thống phân phối lớn nhất của Việt Nam, hoàn toàn có khả năng hàng Việt phải "ra đường" nhằm dọn chỗ cho các mặt hàng đến từ những quốc gia khác. Và khả năng năng này hoàn toàn có thể xảy ra khi mới đây nhiều DN trong nước đã "kêu trời" khi các siêu thị ngoại đang đòi tăng mức chiết khấu cho sản phẩm với mức cao nhất lên tới 25%. Con số này được cho là làm khó DN Việt, nếu chấp nhận thì đừng nói là có lợi nhuận mà hòa vốn để tồn tại cũng là vấn đề lớn.

Ngoài ra, với việc gánh thêm xấp xỉ 15 chi phí khác để hàng của mình có thể xuất hiện trong các siêu thị này, nhiều doanh nghiệp đã phải ngậm ngùi chấp nhận rút lui mặc dù biết đây là kênh phân phối quan trọng nhất hiện nay.

Điều này đồng nghĩa với việc các DN trong nước muốn trụ vững trong thị trường phải có cách phục vụ cũng như quản trị kinh doanh tốt hơn, cũng như phải giữ được chữ tín trên thị trường. Nếu hàng hóa của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì chắc chắn sẽ không bị thua trên sân nhà, khi đó nhờ lợi thế tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp bán lẻ ngoại sẽ sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm dạng này.

Đã đến lúc các DN Việt trong mảng bán lẻ cần phải ngồi lại với nhau, đưa ra chiến lược cạnh tranh dựa trên sự liên kết, uy tín hàng hóa cũng như giá thành hợp lý. Chỉ có như vậy, DN nội mới có thể tồn tại trên thị trường luôn có sự đào thải khốc liệt này.

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

 

Các tin khác