Gián cắn có nguy hiểm không, cách xử lý khi bị gián cắn chuẩn

21/05/2024 08:39

Vết cắn của gián có nguy hiểm cho con người không?

Gián có thể gây nên vết thương trên da khi cắn, những vết cắn đó có thể chứa các loại vi khuẩn, virus có hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Khi bị gián cắn cần làm gì để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, cách phòng ngừa gián cắn.

Các loài gián trên thế giới đều có khả năng cắn người, nhưng hai loài gián có tỷ lệ cắn người cao nhất đó là Periplaneta Americana và Periplaneta Australasiae. Thông thường, gián hiếm khi cắn người trừ khi nguồn thức ăn của chúng bị hạn chế. Nguyên nhân có thể do gián xâm nhập quá nhiều, khi thức ăn của chúng cạn kiệt, không đủ nhu cầu của chúng và chúng buộc phải tìm kiếm những nguồn thức ăn khác mà chúng thường không ăn. Những vị trí trên cơ thể dễ bị gián tấn công nhất bao gồm: quanh mí mắt, miệng, bàn tay và bàn chân, nơi có thể tìm thấy cặn thức ăn. Chúng khó có thể cắn mạnh, trừ khi đó là đợt lây nhiễm nghiêm trọng khi số lượng gián đông, thức ăn bị hạn chế, bị bỏ đói lâu ngày.

Vết cắn của gián có nguy hiểm cho con người không?

Vết cắn của gián không nguy hiểm vì vết cắn của chúng không lây lan bệnh tật. Tuy nhiên, bản thân gián rất mất vệ sinh do sinh sống ở những nơi ẩm thấp, môi trường không đảm bảo vệ sinh, sống gần cống rãnh,… vết cắn của chúng mang theo vi trùng, vi khuẩn, virus có thể gây hại cho sức khỏe con người bao gồm nhiễm trùng và dị ứng nếu bạn không điều trị vết thương do vết cắn kịp thời, nhanh chóng.

Phân của gián chứa các tác nhân gây hại như E.coli và salmonella có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thương hàn, nhiễm trùng huyết và các vấn đề về tiêu hóa.

Thậm chí phân của chúng có thể chứa các chất gây dị ứng, có thể gây các triệu chứng dị ứng như: hắt hơi, ngứa, phát ban, chảy nước mắt, hen suyễn.

Đồng thời, chúng có thể làm ô nhiễm nguồn thức phẩm, thức ăn, bề mặt đồ đạc vật dụng mà chúng đi qua. Các bề mặt tiếp xúc với gián có thể trở thành nguồn lây bệnh cho sức khỏe con người. Ngoài ra, vào ban đêm khi chúng ta ngủ, chúng có thể chui vào tai của chúng ta từ đó gây viêm tai, nhiễm trùng tai,…

Dấu hiệu nhận biết vết cắn của gián

+ Da vùng quanh mí mắt, miệng, bàn tay và bàn chân,... xuất hiện những vết sưng đỏ, ngứa lớn hơn một chút so với vết muỗi đối

+ Phan ban, đỏ da tương tự như các vết côn trùng cắn khác

+ Gây ngứa da

+ Trong một số trường hợp, vết cắn của gián cũng có thể gây ra các vết sưng tấy ở vị trí vết cắn

Cách xử lý khi bị gián cắn chuẩn nhất

Bước 1: Khi phát hiện vùng da bị gián cắn hãy ngay lập tức rửa sạch vết thương với xà phòng.

Bước 2: Dùng khăn sạch bọc đá lạnh để chườm lên vết thương nếu vùng da bị gián cắn có biểu hiện sưng tấy hoặc nổi mẩn lan tỏa xung quanh.

Bước 3: Sử dụng thuốc sát trùng thoa lên vết cắn của gián để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể

Bước 4: Nếu cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hãy tới ngay trạm y tế, phòng khám, các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách phòng ngừa gián cắn

Để bảo vệ bản thân khỏi bị gián cắn chúng ta cần thực hiện theo các khuyến cáo như sau:

+ Dọn dẹp nhà sạch sẽ nhất khu vực bếp ăn, nhà vệ sinh tránh tạo môi trường tối, ẩm ướt, nhiều đồ đạc

+ Hạn chế để thức ăn rơi vãi xuống nền đất không được dọn dẹp ngay

+ Sử dụng thùng rác có nắp đậy

+ Kiểm tra cấu trúc nhà thường xuyên, xử lý các khoảng trống, vết nứt, kẽ hở, đường ống nhà vệ sinh cần có nắp ngăn.

+ Dùng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như: giấm trắng, tinh dầu cam quýt, xà phòng, hành tây, phèn chua, bã cà phê, lá nguyệt quế, baking soda, … giúp đuổi gián ra khỏi nhà.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm sơ cứu khi bị ong bắp cày đốt

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rết cắn đúng cách

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết xử lý khi bị say cà phê hiệu quả, đơn giản nhất

Hướng dẫn cách nhận biết, xử trí đúng khi bị côn trùng bay vào miệng

Hướng dẫn cách xử lý khi bị dị vật bay vào mũi chuẩn xác

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị côn trùng bay vào mắt

Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị nước tiểu bọ xít bắn vào mắt

Dị ứng phấn hoa: cách phòng ngừa chuẩn

Bị dị ứng lông mèo nên làm gì, cách phòng ngừa chuẩn

Cách xử trí khi bị bọ xít hút máu cắn và mẹo phòng ngừa

Kinh nghiệm xử trí khi bị kiến cắn chuẩn xác