Giải pháp khăc phục tình trạng thương lái Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường
Câu chuyện thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt, đẩy giá lên cao rồi sau đó bất ngờ dừng việc thu mua khiến thị trường Việt Nam lao đao không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên nhiều nguời dân vẫn vì cái lợi trước mắt mà hết lần này cho tới lần khác rơi vào cái bẫy của người Trung Quốc để rồi lại ân hận. Vậy, đến bao giờ thì chúng ta mới rút ra được bài học xương máu này.
Điển hình như vừa qua tại Bình Thuận xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc thâu tóm gần như toàn bộ hoạt động mua bán thanh long. Nhiều vựa thu mua thanh long của người Việt lâm vào cảnh phải dẹp tiệm hoặc đi làm công cho người Trung Quốc. Thanh long chỉ được bán với giá 2000đồng/kg trong khi cách đây 1 tháng giá mua tại vườn đã là 30.000 đồng/kg. “Hầu hết các hoạt động thu mua thanh long tại Bình Thuận đều để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Tình trạng này tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc ép giá, thị trường không ổn định thì thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về nông dân.
Theo tờ tuổi trẻ giá lợn hơi giảm mạnh lên đến hơn 20% sau khi thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng việc thu mua. Thu mua ồ ạt, đẩy giá thịt lợn lên cao từ tháng 4 tới tháng 5/2016, các thương lái Trung Quốc lại bất ngờ dừng thu mua khiến giá thịt lợn giảm rõ rệt trong tháng 7. Cuối tháng 5 Ở cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn, có ngày xuất khẩu lên tới 50 - 60 xe hoặc tại cửa khẩu Móng Cái có ngày xuất khẩu lên tới 30 xe. Nhưng đến nay mỗi ngày lại chỉ xuất khẩu được vài xe thịt lợn.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng 7/2016 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Cụ thể, tại một số địa phương như Vĩnh Long, An Giang, giá đã giảm 500-1.000 đ/kg so với hồi đầu tháng và hiện có mức giá lần lượt là 42.500 đồng/kg và 44.000 đồng/kg. Đáng chú ý, tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đồng/kg, giảm 5.000-6.000 đ/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000- 13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Trước tình trạng này Sở công thương đã có yêu cầu khi giao dịch với các thương lái phải có hợp đồng rõ ràng để dễ dàng truy xuất.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn kiến nghị Bộ Tài chính thu thuế đối với thương lái Trung Quốc. Cụ thể, công văn của VASEP nêu rõ: Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung quy định thu thuế đối với thương lái người nước ngoài thu mua trực tiếp nông thủy sản. Hiện nay thương lái nước ngoài chủ yếu là người Trung Quốc. Văn bản của VASEP nhấn mạnh “Các văn bản luật về thuế còn lỗ hổng lớn là quản lý thu thuế đối với thương nhân thu mua trực tiếp nông thủy sản là người nước ngoài. Việc thiếu quy định thu thuế với những thương lái này không những khiến Nhà nước thất thu thuế mà còn gây nhiều khó khăn, lũng đoạn thị trường nguyên liệu nông thủy sản đối với các doanh nghiệp (DN) trong nước làm ăn chân chính”
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, nói phải thu thuế đối với thương lái Trung Quốc thu mua nông sản ở Việt Nam vì họ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước, cần quy định rõ liên quan đến thương nhân nước ngoài mà không có đăng ký kinh doanh thì phải bị tịch thu hàng. Hiện các thương lái Trung Quốc chủ yếu thu mua gián tiếp qua thương lái Việt Nam, xuất khẩu phần lớn qua đường tiểu ngạch nên không hề chịu bất cứ thuế, phí nào của nước ta.
Hi vọng với đề xuât của VASEP sẽ giảm bớt tình trạng lũng đoạn thị trường của các thương lái Trung Quốc, giúp người dân an tâm sản xuất.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.