Giá dầu trôi nổi, cả Mỹ và OPEC 'làm ngơ'
Trong một tuyên bố đăng trên website của Bộ Dầu lửa Iran, Bộ trưởng Bijan Zanganeh tiếp tục kêu gọi các nước thành viên OPEC tăng cường hợp tác trong vấn đề giá dầu, nhưng cũng thừa nhận lời kêu gọi này chưa đem lại kết quả. “Iran không có ý định tổ chức một cuộc họp OPEC khẩn cấp và hiện đang tham vấn với các nước OPEC khác để bàn biện pháp ngăn giá dầu giảm, nhưng các cuộc tham vấn này chưa có kết quả”, ông Zanganeh nói.
Tuyên bố trên là một tín hiệu nữa cho thấy, bất chấp những nỗ lực vận động của các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Iran và Venezuela, ít có khả năng tổ chức này sẽ đi đến quyết định tìm cách hỗ trợ giá dầu.
Iran và Venezuela là 2 thành viên OPEC thiệt hại nhiều nhất vì giá dầu
Trong một diễn biến khác, đặc phái viên về năng lượng Amos Hochstein của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, nước này sẽ không can thiệp vào thị trường dầu lửa trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh. Mỹ sẽ để thị trường quyết định giá dầu - ông Hochstein phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn tại một hội thảo ở Abu Dhabi ngày 19/1.
“Khi mọi người đặt câu hỏi “liệu Mỹ sẽ làm gì”, thì câu trả lời là thị trường sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra”, ông Hochstein nói. Khi được hỏi Mỹ có thể làm được điều gì trước việc giá dầu giảm và bất ổn trên thị trường dầu, ông Hochstein nói: “Chúng tôi có các cơ chế để làm việc với các đối tác trên thế giới trong trường hợp xảy ra tình huống cực đoan. Nhưng tôi nghĩ chúng ta chưa rơi vào tính huống như thế, và thị trường có thể tự điều chỉnh”.
Giá dầu thế giới đã giảm hơn một nửa từ mức 110 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái xuống mức dưới 50 USD/thùng hiện nay do sự dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt, trong khi OPEC - vì muốn bảo vệ thị phần và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ - thể hiện quyết tâm không giảm sản lượng.
OPEC quyết không nhượng bộ thị trường cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ
Sau cuộc họp của OPEC vào tháng 11 năm ngoái, Iran đã nỗ lực vận động OPEC hạ sản lượng. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mới đây cũng có chuyến thăm các nước vùng Vịnh để tìm kiếm sự ủng hộ trong vấn đề hỗ trợ giá dầu. Tuy vậy, những nỗ lực này hầu như không đem lại kết quả nào. Giá dầu giảm sâu đã khiến cho nhiều quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ khốn đốn, ví dụ như Nga, Venezuela và ngay cả Iran. Tuy vậy, theo ông Zanganeh,tuy ngân sách của Iran cần được hạch toán dựa trên mức giá dầu 72 USD/thùng nhưng nước này có thể chịu được mức giá dầu thấp hơn, thậm chí cả mức 25 USD/thùng.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.