Giá dầu tiếp tục trượt dài, Nga tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 16/12 tiếp tục giảm 1.06 đôla xuống mức 54.85 đôla/thùng. Giá dầu Brent cũng giảm 1.31 đôla xuống còn 59.75 đôla/thùng – mức giá thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
Giá dầu tiếp tục trượt dốc.
Vì sao giá dầu trên thế giới liên tục giảm mạnh?
Giá dầu được quyết định một phần bởi mối quan hệ cung – cầu trên thực tế, phần còn lại đến từ sự kỳ vọng. Cuộc họp ngày 27/11 tại Vienna của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (tổ chức đang nắm giữ gần 40% thị trường dầu mỏ thế giới) đã không đạt được thỏa thuận nào về việc cắt giảm sản lượng. Ả Rập Xê-út cùng các đồng minh vùng Vịnh của mình đã quyết định không hy sinh thị phần riêng của mình để khôi phục giá dầu. Họ có thể cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên nhưng thực hiện điều đó sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ cho những quốc gia họ “ghét cay ghét đắng” như Iran và Nga. Như vậy có nghĩa dù giá dầu có xuống đến sâu bao nhiêu thì nguồn cung dầu mỏ từ OPEC cũng không suy giảm.
OPEC quyết định không giảm nguồn cung dầu.
Hơn thế nữa, nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp do các hoạt động kinh tế yếu kém cùng với việc gia tăng hiệu suất và xu hướng chuyển đổi từ dầu sang các loại nhiên liệu khác.
Nga chìm sâu trong khủng hoảng
Vậy ai là những người chịu thiệt hại nhiều nhất từ việc giá dầu “xuống dốc không phanh” như vậy? Câu trả lời là Nga.
Cho đến thời điểm này nền kinh tế xoay quanh dầu khí của Nga (dầu khí đóng góp ba phần tư xuất khẩu của Nga và hơn nửa ngân sách nước này) đã hoàn toàn sụp đổ trước việc giá dầu liên tục chạm đáy cũng như bởi các lệnh trừng phạt của châu Âu vào Mỹ lên quốc gia này do “nhúng tay” vào Ukraine. Kết quả là đồng rúp liên tục mất giá từ tháng 6 tới nay và vừa đạt một “kỷ lục” buồn vào thứ 3 (16/12) vừa rồi khi “đạt” tỷ lệ chuyển đổi 70 rúp lấy 1 đôla Mỹ. Tỷ lệ này vẫn đang tiến dần lên con số 75/1 và chưa có dấu hiện dừng lại. Dù chính phủ Nga đã đưa ra nhiều biện pháp rất kiên quyết và cứng rắn như sử dụng dự trữ ngoại tệ hay tăng lãi suất cơ bản lên 17% nhưng nhìn chung tất cả đều chưa có tác dụng.
Chính quyền của tổng thống Putin đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt nhưng chưa có hiệu quả.
Chứng khoán và trái phiếu Nga cũng tiếp tục lao dốc khi các nhà đầu tư lo ngại biến động kinh tế sẽ khiến người dân đổ xô đến ngân hàng rút tiền cũng như làm tăng chi phí của các hãng nhập khẩu. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nga cũng tăng hơn 2% lên 15.4% - mốc cao nhất từ đầu năm 2007.
Kết quả tất yếu là lạm phát tại Nga đã lên 9.1% trong tháng 11. Tuy vậy với đà giảm của đồng rúp hiện tại, giá nhập khẩu sẽ còn cao nữa khiến nhiều nhà kinh tế học nhận định lạm phát Nga sẽ ở mức 2 chữ số đầu năm tới. Việc này sẽ khiến túi tiền của người dân co lại, đặt gánh nặng lên tiêu dùng. Nó cũng sẽ khiến công việc của Ngân hàng trung ương Nga khó khăn hơn. Cơ quan này đặt mục tiêu 4% trong dài hạn nhưng việc này sẽ bất khả thi nếu đồng rúp cứ biến động như bây giờ.
Chính phủ Nga từng tuyên bố giá dầu có giảm xuống 60 đôla/thùng cũng không ảnh hưởng gì tới họ nhưng người dân Nga đã và đang phải chịu ảnh hưởng rất nhiều vì những biến động kinh tế vừa diễn ra. Nhiều người dân phải ra phố bán hàng dù nhiệt độ ngoài trời ở mức -10oC. Họ đang phải vật lộn để kiếm sống qua ngày. Những đôi dép lê cũ, khăn trải bàn, lọ sơn móng tay hay chiếc bàn là hơi, tất cả những gì có thể kiếm thêm thu nhập cho họ đều được bày trên nền tuyết. Người dân chi tiêu gì cũng phải đếm từng đồng từng xu.
Người dân Nga phải tính toán từng đồng, phải bày bán mọi thứ để kiếm sống
Không chỉ mình Nga ảnh hưởng
Công ty nghiên cứu và tư vấn về kinh tế Capital Economics (Anh) nhận định mặc dù Mỹ và thế giới nói chung có thể hưởng lợi từ việc giá dầu sụt giảm, tuy nhiên những tác hại mà nó gây ra có thể vượt quá những lợi ích này. Việc giá “vàng đen” liên tục đi xuống có thể khiến các nước sản xuất dầu thu hẹp chi tiêu và đầu tư, từ đó tác động đến nhu cầu trên toàn cầu. Tiêu biểu nhất trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng từ giá dầu (ngoài Nga) là Venezuela và Iran – 2 quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ dầu mỏ để tài trợ cho các chương trình của chính phủ - đặc biệt là các chương trình chuyển giao lớn. Ngay ở mức giá 75 – 80 đôla/thùng, chính phủ các nước này cũng đã phải rất khó khăn để cân đối tài chính cho các chương trình an sinh quốc gia, chưa kể đến mức giá dưới 60 đôla/thùng như hiện nay.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.