Gắp thức ăn cho người khác là lịch sự hay khiếm nhã?
Ở Việt Nam, trong nhiều buổi tiệc tùng, họp mặt… dễ dàng bắt gặp cảnh một thực khách dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho những người khác dù có không quen biết. Một số món ăn như lẩu hay thậm trí một số thức uống của người Việt như rượu cần, chúng ta cũng không khó để nhận thấy việc mất vệ sinh khi ăn uống. Người dùng lấy đũa mình để nhúng, để khoắng đủ thứ trong nồi lẩu chung.
Một số người vẫn nghĩ rằng gắp cho người, múc cho khách là thể hiện sự tôn trọng người khác. Nhưng điều này hoàn toàn là võ đoán bởi một người bệnh gút, bệnh thừa mỡ máu đang ăn kiêng, chúng ta gắp cho họ hải sản, thịt đỏ thì thực sự làm khó cho họ? Hoặc đơn giản hơn, một người ăn chay trường, lại bị “phục vụ”, bị gắp cho món mặn thì có nên chăng?
Lịch sự hay mất vệ sinh?
Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường ăn, uống là một vấn đề phổ biến, gây lo lắng và đôi khi đe dọa tính mạng con người.
Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính mỗi năm có một trong sáu người Mỹ (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.
Một trong những bệnh lan truyền do đường miệng này là viêm gan siêu vi A.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A.Virus cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.
Cũng theo WHO, ở các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh môi trường kém thì hầu hết trẻ em (90%) bị nhiễm viêm gan siêu vi A trước 10 tuổi.
Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng. Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.
Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh…
Từ những thông tin trên, có thể kết luận rằng dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.
Tránh chung đụng
Buffet là món ăn thể hiện một sự văn minh trong thời đại ngày nay. Người dùng có thể tự chọn món ăn hợp khẩu vị. Tuỳ lượng khả năng mà người dùng sẽ tuỳ chọn việc ăn nhiều, ít khác nhau. Bát, đĩa, thìa, đũa đều được dùng riêng và được thay mới liên tục. Nhiều gia đình Việt Nam ngày nay cũng đã có ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh trong bữa cơm gia đình bằng cách dùng bát, đũa riêng, những món chung sẽ có đồ dùng để múc riêng, thậm trí có gia đình chia thành suất cho từng thành viên.
Tổ chức tương tự như buffet để đãi khách không khó và nhiều gia đình đã có ý thức chuẩn bị: một nồi lớn thịt gà, thịt bò, tôm, trứng… một lượng nước dùng thích hợp, đủ thứ rau và gia vị cần thiết. Khách khứa có thể lựa chọn tuỳ theo sở thích và lượng dùng.
Không ai muốn dùng chung đũa chén và cũng muốn ăn những đồ ăn mà biết rằng đã bị khoắng lên bằng đũa đang ăn của người khác, cả tôi và bạn đều như vậy phải không nào.
Việc ăn uống rất cần đảm bảo vệ sinh và khoa học. Một thức ăn ngon, hợp khẩu vị nhưng thiếu khoa học, kém vệ sinh chắc chắn sẽ không được số đông chấp nhận.
Skcs.vn
Các tin khác
-
Thưởng trà số 2 Tông Đản review: giá chát hơn cả nước trà
Review thưởng trà số 2 Tông Đản -
Thưởng trà Số 2 Tông Đản giá sốc
Một ngày sau tết, sau khi ăn quá nhiều đồ ngấy chiên rán, mọi người có xu hướng thanh lọc và thưởng thức một chút gì đó nhẹ nhàng. Thưởng trà trong một không gian nhẹ nhàng là điều mà rất nhiều người lựa chọn. -
Tìm hiểu tục để móng tay dài (móng tay lá lan) của người Việt xưa
Tục để móng tay dài hay còn được biết đến với tên gọi khác là móng tay lá lan chính là việc dể móng tay dài, không cắt ngắn của tầng lớp thượng lưu, quý tộc hay các quan lại, địa chủ ngày xưa của người Việt. -
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận -
Trình độ văn hoá của con người đôi khi được thể hiện qua hành động nhỏ
Đôi khi những hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. -
Mách bạn những set quà tặng người yêu trong ngày lễ Valentine cực lãng mạn, ý nghĩa
Ngày lễ Valentine sắp đến gần, đây là dịp các đôi tình nhân thể hiện tình yêu của mình thông qua những lời chúc, món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau. -
Điều kiêng kỵ không nên làm tránh xui xẻo trong ngày Tết Đoan Ngọ
Từ ngày xưa ông cha ta tin rằng trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt
Café là đồ uống không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam và cả trên thế giới. Lượng quán café đặc biệt có Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato được liên tục mở Việt Nam và trên thế giới. -
Ruby: Hồng ngọc hợp với những mệnh nào?
Ruby loại đá ngọc được gọi Hồng ngọc màu đỏ, đá nằm trong nhóm corindon có thành phần hoá học Al2O3. Ruby kết tinh trong hệ ba phương. -
Tục lệ 'khắc dấu' trên đầu trẻ em ở nhóm dân tộc Houeda khiến ai chứng khiến cũng rùng mình
Bộ tộc ít người ở Châu Phi đã tồn tại một tục lệ lâu đời có tục 'khắc dấu' trẻ em như một hình thức để đánh dấu tuổi trưởng thành của những đứa trẻ. Tục lệ 'khắc dấu' này cũng được bộ lạc Benin khẳng định chúng là một thành viên trong gia tộc, hình thức làm đẹp.