Dòng chảy, độ động mặt nước trong hồ thủy sinh tác động như thế nào?

12/15/2020 1:45:00 PM
Dòng chảy, tốc độ dòng chảy, độ động, tĩnh của mặt nước tác động như thế nào với hồ thủy sinh?

 

Trong quá trình chăm sóc hồ thủy sinh người chơi thường hay chỉ quan tâm đến nền, ánh sáng, dinh dưỡng, cây thủy sinh mà ít khi quan tâm đến dòng chảy, độ động mặt nước. Vậy dòng chảy, tốc độ dòng chảy, độ động, tĩnh của mặt nước tác động như thế nào với hồ thủy sinh?

Dòng chảy, công xuất lọc tác động đến hồ thủy sinh như thế nào?

Dòng chảy quá mạnh

Một số người chơi thủy sinh sử dụng lọc quá mạnh một cách không cần thiết cho hồ thủy sinh của mình. Nhưng điều này lại gây tác hại tiêu cực cho cá cảnh, tép cảnh, tôm cảnh hay các cây thủy sinh trong hồ thủy sinh. Bởi cá cảnh, tép cảnh phải chịu dòng chảy quá mạnh hàng ngày khiến chúng yếu dần. Bên cạnh đó, những cây thủy sinh đặc biệt những cây rong thủy sinh, cây thân đốt không thích dòng chảy quá mạnh.

Ngoài ra, một số loài rêu hại nhất là rêu chùm đen ở hồ thủy sinh rất thích dòng chảy mạnh và chúng sẽ tận dụng lúc cây thủy sinh yếu để bùng phát gây hại cho cây thủy sinh trong hồ.

Dòng chảy yếu hoặc dòng chảy không đúng hướng:

Do công suất máy bơm không đủ hoặc bộ lọc của hồ thủy sinh lâu ngày không được vệ sinh bảo dưỡng khiến dòng chảy yếu dần. Nước mang khí CO2 , O2, dinh dưỡng hay các vi sinh vật đên nuôi động thực vật trong hồ. Nên khi dòng chảy không đến được một số nơi trong hồ thủy sinh thì khu vực đó sẽ bị đọng nước tù, mất cân bằng dinh dưỡng, vi sinh, khí CO2, O2,…

Khi quan sát bạn có thể thấy một số cây trải thảm như Trân Châu Nhật, Trân Châu Cuba, Trân Châu Ngọc Trai,…thường mọc ngóc cao đầu lên mặc dù ánh sáng trong hồ không thiếu. Bởi chúng đang tìm lượng CO2, dinh dưỡng do lượng CO2, dinh dưỡng, vi sinh,... không được đưa đến tầng đáy. Hay một số cây thủy sinh khác sẽ xuất hiện hiện tượng rữa lá, chết hay xuất hiện rêu nhớt xanh bởi dòng chảy yếu hoặc chảy không đúng hướng.

Độ động hoặc tĩnh mặt nước hồ thủy sinh:

Nếu như mặt nước hồ thủy sinh quá tĩnh thì có thể hồ thủy sinh của bạn sẽ có nguy cơ thiếu O2 hòa tan trong nước. Điều này sẽ gây ra hiện tượng rêu hại bùng phát, hệ vi sinh trong hồ trở lên yếu hơn. Ngược lại, nếu như mặt nước quá động sẽ gây ra việc hao hụt lượng CO2 rất nhanh điều này không tốt cho cây thủy sinh chút nào.

Khuyến cáo về dòng chảy, độ động mặt nước trong hồ thủy sinh

Để tránh việc mặt nước quá tĩnh gây ra tình trạng thiếu O2, nếu người chăm sóc sủi O2 thì không nên dùng chống văng thủy tinh vì nó sẽ làm hạn chế tác dụng của việc làm động nước trong hồ thủy sinh.

Nếu không sử dụng sủi O2 người chăm sóc có thể sử dụng lọc váng để cung cấp O2 cho hồ thủy sinh, khi sử dụng lọc váng O2 có thể được hút và đưa xuống tầng dưới đáy hồ một cách cân bằng.

Nếu như mặt nước hồ thủy sinh không quá động thì đừng nên cung cấp quá nhiều CO2 bởi sẽ khiến cá cảnh, tép cảnh, tôm cảnh dễ bị ngạt. Ngược lại nếu mặt nước hồ thủy sinh quá động nên cung cấp nhiều CO2 để bù cho lượng CO2 thất thoát.

Khi chọn máy bơm nên chú ý đến lưu lượng nước của máy bơm trong lọc, có thể chọn lọc có lượng nước gấp 3 lần tổng thể tích của hồ.

Nếu người chăm sóc dùng bộ trộn CO2 cánh quạt thì nên chọn lọc mạnh hơn để trừ hao

+ Thường xuyên kiểm xem có bị giảm dòng hay không để kịp thời vệ sinh lọc đúng lúc.

+ Nên chọn lọc có thể tăng giảm dòng khi cần thiết nhằm tránh tình trạng dòng chảy quá mạnh.

+ Với những hồ thủy sinh có kích thước từ 90cm trở lên nên sử dụng 2 lọc để đảm bảo dòng chảy, hai lọc không cần quá mạnh.

+ Nếu hồ thủy sinh của một số người trồng nhiều rêu, ráy, dương xỉ, bucep có thể tạo dòng chảy mạnh một chút. Nhưng với những cây thân đốt nên để lọc vừa phải không yếu hay không quá mạnh.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác