Dệt may cuối năm 2015 - Tình hình sáng lạn

12/16/2014 10:12:05 AM
Theo các doanh nghiệp may xuất khẩu, xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một rõ nét hơn trong năm 2015, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng quá tải.

 

 

Cung không đủ cầu

 

Theo ông Phạm Xuân Hồng – chủ tịch hội Dệt may thêu đan TP.HCM, xu hướng quá tải đơn hàng đang diễn ra trên diện rộng, đặc biệt ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm đạt độ tín nhiệm cao. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã tính đến việc nâng cao năng suất sản xuất.

 

Ông Võ Quốc Hào, giám đốc công ty cổ phần may Bình Minh cho biết đến giữa năm sau công ty sẽ hoàn tất việc nâng công suất sản xuất thêm 40%. “Sau khi đối tác đã chấp thuận phương án công ty chuẩn bị hạ tầng, còn họ đầu tư máy móc thiết bị để công ty tăng năng lực sản xuất cho họ.”

 

Ông Ngô Đức Hòa – phó tổng giám đốc Tổng công ty dệt may Thắng Lợi, sau khi nghe báo cáo nhanh xác nhận kế hoạch đặt hàng từ các khách hàng Nhật, Mỹ và EU cho biết “Họ muốn xác nhận năng lực của mình để còn lên kế hoạch đặt hàng. Với yêu cầu này, mỗi tháng chúng tôi phải xuất được khoảng 300.000 sản phẩm mới kịp tiến độ.”

 

Theo nhẩm tính của ông Hòa, chỉ riêng trong Quý I năm 2015 Thắng Lợi phải xuất khẩu tổng cộng 900.000 sản phẩm bao gồm áo sơ mi và quần thời trang, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

Dệt may khởi sắc trong giai đoạn cuối năm 2014.

 

Ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc điều hành Agtex 28 thì chia sẻ công ty không còn đủ năng lực để đáp ứng cho khách đặt hàng ngoài do 95% đơn hàng công ty được thực hiện theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán hàng trực tiếp) và còn phải làm cho khách quen thuộc.

 

Chọn đơn hàng giá cao

 

Dù quá tải đơn hàng nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ sự vươn lên của Myanmar, đối thủ truyền thống Trung Quốc cũng như các doạnh nghiệp của Bangladesh, Sri Lanka, Ấn Độ về sự đa dạng chủng loại đơn hàng, mức giá thực hiện.

 

Ông Võ Quốc Hào – giám đốc điều hành công ty cổ phần may Bình Minh cho rằng, để vượt qua những thách thức đó, “doanh nghiệp cần chủ động đánh giá, tỉnh táo lựa chọn từng đơn hàng phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình để tạo ra giá trị gia tăng ở mức tốt nhất”. Ông dẫn chứng ngay ở công ty mình, Bình Minh nhận thực hiện hợp đồng mặt hàng áo sơmi cho khách hàng Nhật với giá 15-25 đôla/áo thay vì chỉ 5-6 đôla áo của khách hàng Mỹ dù thời gian làm lâu hơn bởi giá trị sản phẩm cao vẫn có lợi hơn rất nhiều so với sản phẩm có giá trị thấp.

 

 

Các doanh nghiệp Việt Nam nên chọn đơn hàng phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình.

 

Còn với Agtek 28, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết đang hợp tác với Sotoh (Nhật) để sản xuất vải len thay vì phải nhập khẩu vải. “Đối tác sẽ dùng vải này để công ty thực hiện sản phẩm veston cho họ. Còn công ty sẽ cải thiện thêm mức giá trị gia tăng do hợp đồng thực hiện theo phương thức FOB, bình quân 40-70 đôla/bộ.”

 

Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác