Đề xuất giảm 50% thuế giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Vừa qua Bộ Tài chính đã đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, chế biến nông sản kể từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2020. Đề xuất này được cho là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp
Dự thảo Nghị quyết này hiện đang được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.vn) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính đề nghị giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân, đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.
Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 17% trong thời gian 4 năm, từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra Bộ cũng đề xuất : áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới cung cấp dịch vụ phần mềm được trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.
Trước đó, ngày 15/6/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Nghị quyết 35 cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: “Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp”, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng báo cáo trình Chính phủ để trình Quốc hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp ngay trong năm 2016; xử lý nợ chậm nộp cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan; nghiên cứu, đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhò và vừa; nghiên cứu, đề xuất để thực hiện bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bù trừ hai chiều); giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực: công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản…
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, thời gian và chi phí thực hiện…
Đây quả là một thông tin đáng mừng cho các doanh nghiệp trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.