Đáy nền hồ thủy sinh: nên chọn nền trộn hay nền công nghiệp

12/10/2020 5:12:00 PM
Trong các hồ thủy sinh bắt buộc phải có lớp đáy nền hồ thủy sinh, dù cho đó là loại đáy nền có dưỡng chất hay không có dưỡng chất. Hầu hết chúng ta mới chỉ hiểu sơ qua đáy nền mà chưa hiểu rõ vai trò của đáy nền và chưa khai thác hết thế mạnh của đáy nền hồ thủy sinh.

 

Đáy nền hồ thủy sinh không chỉ là nguồn dự trữ, cung cấp dưỡng chất cho hồ thủy sinh mà đáy nền hồ thủy sinh còn là nơi cho rễ bám, môi trường sinh sản cho các sinh vật trong hồ. Khi chọn đáy nền hồ thủy sinh nên chọn nền trộn hay nền công nghiệp?

Trong các hồ thủy sinh bắt buộc phải có lớp đáy nền hồ thủy sinh, dù cho đó là loại đáy nền có dưỡng chất hay không có dưỡng chất. Hầu hết chúng ta mới chỉ hiểu sơ qua đáy nền mà chưa hiểu rõ vai trò của đáy nền và chưa khai thác hết thế mạnh của đáy nền hồ thủy sinh.

Khác với hồ thủy sinh đáy nền của các hồ cá khá đơn giản chỉ cần cát hoặc lớp sỏi nhỏ. Đáy nền hồ thủy sinh là nguồn dự trữ, cung cấp dưỡng chất, chỗ để cho rễ các cây thủy sinh bám, môi trường để sinh sản cho một số sinh vật trong hồ. Nhưng làm thế nào để có được đáy nền phù hợp với sự phát triển sinh trưởng của các cây thủy sinh, sinh vật trong hồ thì khá nhiều người chưa nắm rõ. Vậy khi chọn đáy nền người chơi cần lưu ý một số điểm như sau:

Những điều lưu ý khi chọn đáy nền hồ thủy sinh

Kích thước và hình dáng hạt nền

Khi sử dụng đáy nền hồ thủy sinh nếu không lưu ý đến kích thước, hình dáng hạt nề có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cây thủy sinh. Bởi một đáy nền với kích thước hạt quá to sẽ khiến cho nước chảy qua dễ dàng, cuốn trôi hết dinh dưỡng của cây thủy sinh. Những mảnh vụn trong quá trình chăm sóc sẽ tích vụ dưới khe nền qua lâu ngày có thể tạo thành bùn

Nhưng với những hạt nền có kích thước quá nhỏ khiến nước sớm bị chặn lại, ngưng trệ sự chuyển động của oxy và các dưỡng chất khác gây ảnh hưởng đến cây thủy sinh.

Do đó, để chọn một đáy nền thích hợp cho hồ thủy sinh bạn nên chọn đáy nền có kích thước hạt từ 1-3mm, có dạng hình tròn.

Độ dày đáy nền

Độ dày của đáy nền có thể thay đổi tùy thuộc với loại cây thủy sinh trồng trong hồ. Với những loại cây thủy sinh mọc rễ dài, mạnh thì cần một lớp đáy nền đủ dày để cây có đủ không gian phát trển bộ rễ. Bởi nếu độ dày của nền quá mỏng sẽ khiến rễ của chúng bị xoắn, co lại, rễ bị thiếu oxy, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dưỡng chất. Theo những người kinh nghiệm độ dày đáy nền hồ thủy sinh nên ở mức 6-10cm.

Hàm lượng chất khoáng

Như đã biết các cây thủy sinh đều có nhu cầu với một hàm lượng nhỏ các chất khoáng, các chất khoáng này có sẵn trong nước máy. Nhưng nếu nước hồ thủy sinh tương đối mềm thì có khả năng nước bị thiếu chất khoáng. Do đó, bạn có thể bổ sung chất khoáng cho cây thủy sinh bằng phân nước hồ thủy sinh dạng lỏng.

Hàm lượng chất hữu cơ

Hàm lượng chất hữu cơ của một đấy nền gồm có chất thải trong hồ, dưỡng chất hữu cơ. Nếu như một đáy nền không có chất hữu cơ thì chỉ là nơi để rễ cây thủy sinh bám vào. Do đó, khi chuẩn bị đáy nền trộn với đáy nền chính hoặc được sắp xếp như một lớp nằm giữa 2 lớp đáy nền.

Lớp nền làm chỗ bám rễ

Lớp nền làm chỗ bám rễ cho hồ thủy sinh cần phải đủ chặt để ngăn không cho nước chảy mạnh nhưng đồng thời cũng phải đủ thoáng để tránh ú đọng bùn đáy. Do đó lớp nền làm chỗ bám rễ cho cây thủy sinh nên dày từ 2-3cm.

Nên lựa chọn nền trộn hay nền công nghiệp cho hồ thủy sinh?

Với nhiều người khi chọn nền cho hồ thủy sinh thường không biết nên chọn nền trộn hay nền công nghiệp cho hồ thủy sinh của mình.

Nền trộn:

Nền trộn được người chăm sóc tự phối trộn cac thành phần dinh dưỡng, dưỡng chất khác nhau.

Ưu điểm:

+ Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người không có tiềm lực kinh tế mạnh

+ Có thể chủ động gia giảm các thành phần của đáy nền để phù hợp với mục đích sử dụng của từng bể thủy sinh, từng loại cây thủy sinh, bố cục hồ thủy sinh

Nhược điểm:

Khi phối trộn các thành phần khó kiểm soát dinh dưỡng và hơi phức tạp trong các thiết lập ban đầu để có thể bắt đầu trồng cây.

Nền công nghiệp

Nền công nghiệp có dạng hạt, không tan trong nước được sản xuất bằng dây truyền công nghiệp với quy mô lớn

Ưu điểm:

+ Dễ dàng sử dụng không phải tự phối trộn các thành phần dinh dưỡng, dưỡng chất

+ Nền công nghiệp có dạng hạt, không tan trong nước, chỉ tiêu dinh dưỡng được cố định với từng dòng sản phẩm

+ Có thể phục vụ cho một sô mục đích khác nhau của người chơi

+ Thiết lập đáy nền khá dễ dàng

Nhược điểm:

+ giá tành hơi cao

+ Nếu không tính toán có thể gây bùng phát rêu hại trong hồ thủy sinh

+ Do có nhiều thành phần riêng lẻ nên chúng ta cần phải đầu tư đủ bộ mới có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loại cây thủy sinh.

Do đó, với những người mới tham gia chơi hồ thủy sinh, người có kinh tế ít bạn có thể lựa chọn nền trộn vì sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây thủy sinh, cách sử dụng đơn giản không quá phức tạp. Nhưng với người đang đi làm, tự chủ kinh tế có thể lựa chọn nền công nghiệp. Vì khi sử dụng nền công nghiệp sẽ giúp bạn có thêm thời gian thưởng lãm tác phẩm của mình.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

    Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

    Cây mật nhân hay cây bách bệnh là một trong những vị thuốc quý được trồng nhiều trong vườn nhà để điều trị bệnh. Để cây mật nhân phát triển khỏe mạnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây mật nhân cần chú ý những điều sau.
  • Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

    Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

    Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn.
  • Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

    Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

    Trong quá trinh sinh trưởng của củ bình vôi, cây rất hay bị các loại sâu bệnh hại tấn công như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ. Khi phát hiện củ bình vôi bị sâu bệnh hại tấn công cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau.
  • Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

    Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

    Củ bình vôi không chỉ là một vị thuốc đông y được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mà còn được trồng làm cảnh tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng, chăm sóc cây bình vôi phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, nấm hại.
  • Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

    Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

    Các bộ phận của cây cối xay đều có chứa dược tính nên từ lâu được sử dụng trong việc điều trị bệnh. Nhưng thời điểm nào trong năm nên thu hoạch, cách bảo quản sau thu hoạch như nào để đảm bảo được dược tính.
  • Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

    Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

    Trong quá trình trồng, chăm sóc cây cối xay do một số yếu tố khiến cây bị sâu bệnh hại tấn công gây ảnh hưởng tới sự phát triển, năng suất của cây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý các bệnh hại trên cây cối xay chuẩn nhất.
  • Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà

    Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà

    Cây cối xay là cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong điều trị bệnh đau xương khớp, bệnh trĩ, bệnh gan, viêm tai trong,... Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà.
  • Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

    Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

    Cây xạ vàng là một loài cây thảo dược thuộc họ xạ, loài cây này được nhiều người sử dụng để làm thuốc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản sau khi thu hoạch nhằm giữ được dược tính trong cây xạ vàng.
  • Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác

    Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác

    Cây xạ vàng cũng là một trong những loại thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh về gan.
  • Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây xạ đen chuẩn xác

    Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây xạ đen chuẩn xác

    Đảm bảo được các hoạt chất quý có trong cây xạ đen cần thu hoạch, bảo quản đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản cây xạ đen.