Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Cần làm gì khi bị đau đầu gối khi chơi thể thao
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
Trong quá trình tập luyện thể thao những cơn đau đầu gối xuất hiện không chỉ khiến tốc độ của chúng ta chậm lại mà còn có thể gây chấn thương trong quá trình luyện tập. Đau đầu gối là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài, gây hào mòn khớp, các bộ phận trong khớp hay do chấn thương dây chằng, chấn thương sụn, vận động quá sức, hay thực hiện các động tác chân lặp đi lặp lại nhiều lần,…
Cách điều trị đau đầu gối khi chơi thể thao
Nghỉ ngơi
Khi những cơn đau đầu gối xuất hiện trong quá trình chơi thể thao chúng ta không nên tiếp tục tập luyện hay thi đấu mà hãy nghỉ ngơi. Nếu không có chấn thương thì chúng ta không cần quá lo lắng về những cơ đau đầu gối nhẹ sau khi tập luyện. Các khớp cũng như cơ bắp thường dễ mỏi, đau nhức sau khi tập luyện cường độ cao. Chúng ta cần 1-2 ngày để cơ thể lấy lại cân bằng, để khớp gối có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục được trạng thái tốt nhất.
Chườm nóng/chườm lạnh
Để điều trị những cơn đau đầu gối khi chơi thể thao hiệu quả chúng ta có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh giúp giảm sưng tức thì, từ đó làm dịu cơn đau đầu gối. Khi chườm lạnh không nên áp trực tiếp túi chườm hay đá lên da mà hãy lót hoặc bọc qua một lớp khăn mềm, cũng như không chườm quá 20 phút một lần, không chườm quá lâu.
Nếu đầu gối chỉ đau và không sưng hoặc đã giảm sưng hãy áp dụng phương pháp chườm nóng để cải thiện tình trạng. Chườm nóng sẽ thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn, nghỉ ngơi một vài ngày.
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối (thường do viêm xương khớp) cũng là phương pháp điều trị đau đầu gối hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này có thể không phù hợp với tất cả mọi trường hợp do đó chúng ta cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm.
Thuốc bổ bảo vệ khớp
Giúp giảm các cơn đau đầu gối khi chơi thể thao chúng ta có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức. Có thể sử dụng các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể để tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt là khớp gối.
Điều trị y tế cho người chơi thể thao bị đau đầu gối
Nếu nguyên nhân đau khớp gối là do chấn thương thì cần được điều trị y tế bằng một số phương pháp như sau.
Vật lý trị liệu: Sau khi hoàn thành phẫu thuật hoặc nếu phẫu thuật không phải là sự lựa chọn tối ưu thì để điều trị đau đầu gối do chấn thương có thể thực hiện vật lý trị liệu. Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sức bền, làm căng các cơ xung quanh đầu gối. Từ đó, chuyển động cơ học của chân, đầu gối trở nên tốt hơn, giúp ngăn ngừa phát sinh chấn thương trong tương lai.
Thuốc: Đau đầu gối do chấn thương mạn tính thường do viêm nên các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm như tiêm cortisone – một steroid có tác dụng chống viêm mạnh.
Phẫu thuật: Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp có thể tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt là khớp gối. Các ca phẫu thuật điều trị đau đầu gối được thực hiện bằng phương pháp nội soi khớp.
Do vậy, khi bị đau đầu gối là tín hiệu thông báo cơ thể đang trong trạng thái bất ổn. Khi xuất hiện các cơn dau trầm trọng khi thực hiện một số hoạt động như đi bộ, ngồi xuống hay chỉ nằm chúng ta cần đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách sơ cứu
Suckhoecuocsong.vn