Đặt cây bao thanh thiên tại bàn làm việc mang lại tinh thần phấn chấn, thư giãn
Cây bao thanh thiên có kích thước nhỏ nhắn, màu sắc độc đáo, dễ dàng chăm sóc, thích hợp trồng tại môi trường văn phòng làm việc giảm bớt căng thẳng, áp lực trong công việcđược rất nhiều các bạn trẻ trồng. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây bao thanh thiên cho những người muốn trồng cây này tại bàn làm việc, văn phòng.
Cây bao thanh thiên mang lại ý nghĩa phong thủy như thế nào cho người trồng?
Màu đỏ của cây bao thanh thiên trong phong thủy còn là màu của sự lãng mạn, đam mê, màu của may mắn, hạnh phúc. Theo phương tây màu đỏ của cây bao thanh thiên tượng trưng cho tình yêu, sự lãng mạn, lòng cam đảm và niềm đam mê.
Màu xanh của cây bao thanh thiên đại diện cho sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào, đổi mới, năng lượng mới và sự tái tạo nhằm tạo trạng thái cân bằng cho cơ thể.
Trên bàn làm việc có đặt cây bao thanh thiên sẽ mang lại tinh thần phấn chấn, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Cây bao thanh thiên còn mang lại sự sang trọng quý phái. Cũng giống như tên gọi của cây, Cây Bao Thanh Thiên là đại diện cho sự thanh liêm, chính trực, cứng cỏi và mạnh mẽ.
Ngoài ra, cây Bao Thanh Thiên có ý nghĩa trừ tà, khí âm, xua đuổi phong long, bảo vệ khí vận tích cực người trồng.
Hướng dẫn cách trồng cây bao thanh thiên trong chậu:
Khi muốn trồng cây bao thanh thiên trong chậu điều cần chú ý nhất chính là đất trồng, nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới, bón phân.
Chọn giống cây bao thanh thiên:
Nên lựa chọn giống ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, lựa chọn những cây không bị sâu bệnh, còi cọc, thân mập mạp, ngọn xanh tươi mỡ đó mới chính là cây khỏe.
Đất trồng cây bao thanh thiên:
Thông thường nếu bạn mua cây bao thanh thiên tại các cửa hàng thì đã có sẵn chậu cây bạn chỉ việc mang về chăm sóc là được. Nhưng nếu xin cây giống mang về trồng nên chuẩn bị đất chứa dinh dưỡng, sơ dừa, mùn cưa trộn cùng phân 3 màu kích thích rễ cây phát triển và cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn.
Ánh sáng trồng cây bao thanh thiên:
Cây bao thanh thiên chủ yếu sống ở những nơi thoáng mát, ưa bóng râm, không sống được ở những vị trí nắng chiếu quá ngắt, gần cửa kính. Đặt chậu cây bao thanh thiên tại nơi có đèn chiếu hoặc một tuần nên đem cây ra ngoài nắng từ 2-3 lần/tuần để cây hấp thụ áng sáng mặt trời.
Chú ý: Không đem cây ra ngoài khi trời nắng ngắt, nhiệt độ cao nên mang ra vào buổi sáng sớm hoặc tầm chiều khi nắng nhẹ.
Nhiệt độ trồng cây bao thanh thiên:
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển khỏe mạnh từ 22-30 độ C. Không để nhiệt độ quá thấp hay quá nóng cây sẽ chậm phát triển, còi cọc đặt nơi thoáng mát.
Tưới nước trồng cây bao thanh thiên::
Thực hiện tưới nước cho cây vào 1 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối. Khi tưới thấy đất dưới gốc cây ẩm, mề thì dừng. Nên lót khay dưới chậu cây để tránh nước vương ra bàn gây bẩn. Phân được bón định kỳ nửa tháng một lần như phân NPK, đầu trâu, phân 3 màu cung cấp dinh thưỡng cho cây phát triển.
Hướng dẫn cách trồng cây bao thanh thiên thủy sinh:
Ngoài việc trồng cây bao thanh thiên trong chậu người trồng có thể lựa chọn cách trồng thủy sinh, thủy canh cho cây.
Chuẩn bị dụng cụ trồng thủy sinh:
Để trồng cây bao thanh thiên người trồng cần chuẩn bị: bình thủy tinh trong suốt, lọ hoa, dung dịch dinh dưỡng, nước đã loại bỏ clo, sỏi trắng để dưới đáy bình thủy sinh cho thêm phần sinh động, đẹp mắt.
Cách trồng cây bao thanh thiên:
Cắt bỏ bớt lá già, tỉa bớt rễ cây để sao cho khi đặt cây trồng sao cho gọn và đẹp mắt. Hòa dung dịch dinh dưỡng cùng nước cho vào bình. Đặt dưới đáy bình vài viên sỏi vừa làm đẹp mà cố định cây không bị đổ.
Thay nước nước trong bình thường xuyên để tránh nấm bệnh cho rễ cây. Hàng ngày nên cho bình thủy sinh hứng nắng 2-3 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển tốt của cây. Nếu thấy bộ rễ cây phát triển quá nhiều có thể dùng kéo để tỉa bớt những dễ yếu, còi cọc.
Phòng trừ một số sâu bệnh hại cây bao thanh thiên
Bệnhh lá úa vàng cây bao thanh thiên:
Nguyên nhân: Do cây bao thanh thiên bị thiếu chất dinh dưỡng, chăm sóc không đúng cách, nước thiếu.
Phòng trừ: Nhanh chóng bổ sung dinh dưỡng, lượng nước cần thiết để Bao Thanh Thiên nhanh chóng hồi phục và phát triển lá non mới.
Bệnh thối lá, rễ cây bao thanh thiên:
Nguyên nhân: Cây trồng ở môi trường ít ánh sáng kèm độ ẩm cao, trồng thủy sinh không thường xuyên thay nước, nước trồng bị bẩn.
Phòng trừ: Hãy dùng kéo cắt các phần lá bị thối, dùng rửa sạch sẽ toàn bộ cây, nhất là chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình (đối với cây Bao thanh thiên trồng thủy sinh) và đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng.
Bệnh úng lá cây bao thanh thiên:
Nguyên nhân: Trong quá trình tưới nước cho cây, khiến lá câ bị đọng nước nhiều lần sẽ bị thối úng lá.
Phòng trừ: Trong quá trình tưới nước cũng chú ý, hạn chế xịt nhiều nước trực tiếp lên lá, nếu đọng nhiều nước sẽ làm thôi úng lá.
Sâu bệnh nặng xuất hiện ở cây bao thanh thiên:
Nếu cây bị sâu bệnh nặng thì cần phun thuốc ngay và tách riêng với các cây không bệnh để tránh lây lan. Cần cắt tỉa lá bị sâu bệnh hại, thường xuyên để cây Bao Thanh Thiên phát triển tốt hơn và luôn xanh tươi.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.