Đánh giá thị trường nước mắm Phú Quốc ở châu Âu
Là sản phẩm đầu tiên của Asean được Liên minh Châu Âu (EU) công nhận và bảo hộ xuất xứ địa lý, nước mắm Phú Quốc của Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tăng sản lượng và giá bán vào thị trường Châu Âu.
Tại Hội thảo "Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Phú Quốc" cho sản phẩm nước mắm và kinh nghiệm đăng ký ở Châu Âu" do Bộ Công Thương, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tổ chức, bà Nguyễn Thị Tịnh - Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc cho biết: Lượng xuất khẩu nước mắm Phú Quốc sang EU tăng sau khi nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tại EU.Trước đây, có 2 doanh nghiệp (DN) nước mắm tại Phú Quốc xuất khẩu vào EU với 4%/ngày tổng sản lượng nước mắm Phú Quốc, nay tăng thêm hai doanh nghiệp so với trước. Sản lượng xuất khẩu vào thị trường này cũng tăng mạnh so với trước, khoảng 10-12%/ngày.
Tuy nhiên, tình trạng một số nhà sản xuất của Thái Lan, Hong Kong (Trung Quốc) lấy thương hiệu nước mắm Phú Quốc bán vào EU vẫn còn, do đó Việt Nam cần có tác động để cơ quan chức năng EU tăng cường giám sát, loại bỏ những sản phẩm nhái nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc.
Các yếu tố còn hạn chế của Việt Nam
Đại diện phòng Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, ông Lưu Đức Thanh khẳng định, những yếu tố như khả năng xuất khẩu, tiếp cận thị trường hoặc chi phí,... là những yếu tố bất cập cần xem xét khi quyết định đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào EU.Cụ thể, khả năng xuất khẩu của sản phẩm sẽ vướng phải những vấn đề như rào cản kỹ thuật, khả năng được bán; khả năng thương mại hóa và mức độ chấp nhận của người tiêu dùng khi sản phẩm tiếp cận với thị trường.
Bên cạnh đó, những yếu tố như chi phí để đăng ký và lợi ích có thể mang lại của sản phẩm; các rào cản như nhãn hiệu trùng, khả năng của tên gọi và khả năng duy trì chỉ dẫn địa lý lâu dài cũng cần phải được chú trọng khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào EU.
Theo ông Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, giá trị đích thực của việc bảo hộ đối với sản phẩm chưa đạt được mục tiêu đề ra, việc xử lý xâm phạm, vi phạm hàng giả, hàng nhái đối với chỉ dẫn địa lý còn nhiều bất cập. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do hệ thống thể chế của chúng ta vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý.
Chính vì vậy, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. khi được đưa ra thị trường, người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ về chỉ dẫn địa lý và hệ thống thương mại chưa có thông tin về loại sản phẩm đặc thù này.
Để giải quyết tình trạng này, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Hữu Nam cũng khẳng định trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải xây dựng một hệ thống thể chế phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sử dụng chỉ dẫn địa lý. Cộng đồng sản xuất phải có trách nhiệm cung cấp sản phẩm có chất lượng, minh bạch về thông tin..
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa chia sẻ, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được trao chứng nhận bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU.Do đó, vấn đề đặt ra với các cơ quan quản lý chất lượng, chính quyền địa phương và hiệp hội là làm sao phải đáp ứng được chất lượng như đã đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam cũng như tại EU.
Quan trọng hơn nữa là các biện pháp để xử lý tình trạng hàng giả, hàng nhái đối các sản phẩm nước mắm Phú Quốc, quy hoạch sản xuất để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cũng như nâng cao nhận thức của người sản xuất, phân phối và tiêu dùng đúng sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.