Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục

10/10/2024 11:39

Nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục khi bị cúm B

Cúm B là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhiều người mắc phải nhất gây nhiều triệu chứng nguy hiểm. Để giúp giảm thiểu các triệu chứng cúm B, cơ thể nhanh chóng hồi phục người bệnh nên ăn gì?

Cơ thể bị nhiễm cúm B các triệu chứng sẽ khởi phát từ nhẹ đến nặng, kéo dài từ 5-7 ngày với các triệu chứng như sốt cao từ 38-40 độ C, ho, viêm họng, đau rát họng, ho khan, ho có đờm, khó chịu, tức ngực, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, chân tay mất sức,… cúm B còn có thể gây ra các triệu chứng dạ dày, đường tiêu hóa như: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, miệng đắng.

Tuy virus cúm B chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người, không lây truyền từ động vật sang người như cúm A. Cúm B chỉ có thể gây bệnh cúm thông thường, không gây ra đại dịch, nhưng cúm B có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng với các nhóm đối tượng sức đề kháng yếu, có bệnh lý nền mạn tính như: phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh 2 tuần, trẻ dưới 5 tháng tuổi, người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính về chuyển hoá, tim, phổi, thận…Người bị suy giảm miễn dịch: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, suy hô hấp...

Dấu hiệu của cúm B dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Việc phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm cúm giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh, ngăn chặn bệnh chuyển nặng và có hướng điều trị kịp thời.

Thực phẩm người bị cúm B nên ăn

Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra khi bị cúm B nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau

Thực phẩm giàu protein

Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như phomai, sữa, trứng, các chế phẩm từ sữa, cá, thịt gà, thịt bò,… trong thực đơn của người bị cúm B giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu chất sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Bông cải xanh có chứa flavonoid, có tác dụng làm sạch mạch máu rất tốt, giúp loại bỏ cholesterol lắng đọng trong mạch máu và có tác dụng làm loãng máu nhất định. Ngoài ra, bông cải xanh rất tốt cho việc giảm mỡ máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa,… tăng sản xuất bạch cầu, tăng tính phản ứng của kháng thể.

Tỏi

Tỏi có những chất làm tăng cường sản xuất tế bào lympho T chống lại virus. Nó cũng giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động ở mức tối đa nhất. Do đó, ăn tỏi chính là một cách giúp tăng sức đề kháng nhất là trong thời điểm dịch cúm A, cúm B,…

Sữa chua

Các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Hàm lượng vitamin D dồi dào trong sữa chua còn giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phản ứng của cơ thể đối với virus. Để tăng cường sức khỏe, sẵn sàng chống chọi với nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh đang đầy rẫy xung quanh.

Trà xanh

Trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Trà xanh còn chứa những axit amin hỗ trợ sản xuất các chất chống virus có trong tế bào lympho T của bạn. Điều này khiến trà xanh trở thành loại trà tốt nhất để tăng đề kháng.

Thực phẩm giàu vitamin C

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, bông cải xanh, đậu Hà Lan, rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, kiwi, ổi, cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, bưởi… Những loại thực phẩm này giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A, magie và kẽm nên có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe trao đổi chất.

Thực phẩm giàu omega-3

Tăng giảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, cơ thể nhanh chóng hồi phục nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích, dầu gan cá, nước cam, trứng, nấm, sữa, hải sản có vỏ, gan bò, sữa chua, đậu phụ, phô mai trong chế độ dinh dưỡng của người mắc cúm B.

Cà tím

Cà tím từ lâu được biết là thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, theo các chuyên gia khuyến cáo nên chú trọng vào những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B. Chúng có vai trò quan trọng để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp tăng đề kháng tối ưu trước dịch bệnh hiện nay.

Những thực phẩm người bị cúm B nên kiêng

Người bị cúm B hãy kiêng những thực phẩm dưới đây để không gây ảnh hưởng sức khỏe, phòng ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng:

+ Người bị cúm B không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn

+ Kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, đồ hộp, đồ khô, dưa cà muối... khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, giảm sức đề kháng của cơ thể, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cơ thể lâu hồi phục hơn.

+ Bổ sung các thực phẩm giàu protein ở mức cân bằng tránh nạp quá nhiều bởi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, cá, trứng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hạ sốt.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bởi có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng

+ Thực phẩm cay nóng, thịt đỏ, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ

+ Khi bị cúm B cổ họng người bệnh bị đau rát, khó chịu khiến việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm cứng để tránh cơn đau trở nên trầm trọng

+ Thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất tạo màu, chất bảo quản và hóa chất gây hại cho sức khỏe không tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể khi bị cúm B

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Thực phẩm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ độ 2

Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng đồ uống nào?

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nên tránh ăn gì

Những loại trà thảo mộc giúp ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Những loại trái cây rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Bị gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm cho sức khỏe

Các bài tập có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống loại sữa nào?

Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào

Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1