Công ty CP Kinh Đô có bảo toàn thương hiệu bánh kẹo?
Qua đó, tại đại hội cổ đông, Công ty cổ phần Kinh Đô (Mã CK: KDC) cổ đông đã thông qua việc Kinh Đô nâng tỷ lệ sở hữu tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam-Vocarimex từ 24% lên 51%. Đồng thời, cổ đông cũng cho phép doanh nghiệp bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International.
Khoản đầu tư này có giá trị 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD). 20% còn lại sẽ được Mondelēz International thương thảo để sở hữu tiếp sớm nhất 12 tháng sau khi thương vụ đầu hoàn tất thông qua quyền chọn mua của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tại đại hội, nhiều cổ đông lo sợ Kinh Đô sẽ mất thương hiệu bánh kẹo trên thị trường Việt Nam.
Giải thích vấn đề này, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cho rằng đây là hợp tác cùng phát triển, nên Mondelēz International sẽ cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu vươn ra thế giới. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đẩy mạnh tập trung vào thực phẩm đóng gói là mì ăn liền, cà phê và dầu ăn.
Theo báo cáo tài chính quý III của Kinh Đô cho thấy, doanh thu đạt 1.960 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 359 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận Kinh Đô đạt 3.818 tỷ đồng và 453 tỷ đồng, tăng 9% và 12% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cổ phần Kinh Đô Bình Dương.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản đạt 8.103 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền là 2.715 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm. Các khoản phải thu cũng tăng thêm 445 tỷ đồng so với đầu năm.
Tìm hiểu về công ty Kinh Đô
Kinh Đô là công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Hiện, Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các sản phẩm của Kinh Đô gồm: Bánh cookie, bánh snack, bánh cracker AFC – Cosy, kẹo sôcôla, kẹo cứng và kẹo mềm, bánh mì mặn, ngọt, bánh bông lan, bánh kem, bánh Trung thu Kinh Đô…
Quá trình phát triển
Năm 1993 - 1994 công ty tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản.
Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch.
Năm 1997 - 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan. Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng.
Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và cho ra đời hệ thống Kinh Đô Bakery - kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô.
Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan.
Ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô.
Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%...
Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.