Con đường thành công đầy gian nan của ông trùm hãng taxi Uber
Theo đó, người có nhu cầu đi xe sẽ đăng ký hành trình trên ứng dụng, sau đó hệ thống của Uber sẽ kết nối thông báo với một chủ xe gần đó và phản hồi cho khách biết về lộ phí, đặc điểm, thông tin tài xế và chiếc xe sắp có mặt.
Hiện, dịch vụ taxi Uber đang gặp rất nhiều chỉ trích tại nhiều nơi trên thế giới, thậm chí một số quốc gia còn cấm Uber hoạt động.
Ứng dụng Uber cho phép người dân kết nối trực tiếp với những lái xe có nhu cầu cho đi nhờ - một hình thức rất được ưa chuộng và hiện có mặt tại hơn 100 thành phố của 36 quốc gia nhưng bị coi là “dịch vụ đen”. Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Hệ thống của phần mềm này sẽ tự động kết nối với một chủ xe (có đăng ký tham gia vào ứng dụng). Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị thông báo các thông tin về chi phí chuyến đi, thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón. Nếu đồng ý, khách hàng sẽ thanh toán qua thẻ quốc tế. Chi phí thuê xe ở dịch vụ này thường thấp hơn so với taxi thông thường (trong đó đơn vị cung cấp dịch vụ hưởng 20% phí dịch vụ, chủ xe hưởng 80%).
Cho đến thời điểm này, hãng taxi Uber đang vấp phải khá nhiều rắc rối liên quan đến vấn đề pháp lý vì không tuân thủ nghiêm ngặt theo luật lệ của các hãng taxi thông thường hay các công ty cho thuê xe, dẫn đến sự thiếu công bằng trong hoạt động lao động của một số người dân. Vậy chủ nhân của hãng taxi hiện đang “làm mưa làm gió” ở khắp các nước trên thế giới này là ai? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Là một sinh viên kỹ thuật máy tính tại Viện Đại học California, Kalanick từng tham gia nhiều dự án khởi nghiệp nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, trong đó có công ty dịch vụ chia sẻ tập tin Scour. Khi Scour thành công, ông bỏ học năm 1998 để dành toàn bộ thời gian cho công việc. Scour thu hút hàng nghìn người dùng cũng là lúc khiến các công ty đối thủ “chướng mắt”. Những doanh nghiệp này đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Scour, buộc công ty phải dừng hoạt động và bồi thường 250 tỷ USD. Để dàn xếp vụ việc, Kalanick và đồng nghiệp đã buộc phải đệ đơn xin phá sản vào năm 2000.
Sau đó, Kalanick cùng cộng sự lập ra một công ty chia sẻ tập tin khác có tên Red Swoosh. Mặc dù dịch vụ Red Swoosh cung cấp là hợp pháp, một vài hoạt động nội bộ công ty có phần mờ ám. Sở thuế Mỹ (IRS) đã phát hiện ra công ty này giữ lại tiền thuế trích từ lương người lao động, điều Kalanick khẳng định ông không hề biết. Vụ việc đã khiến những nhà đồng sáng lập phải lựa chọn: Một là nộp phạt 110.000 USD, hai là ra tòa. Không những vậy, nó còn làm nảy sinh mâu thuẫn giữa Kalanick và đồng nghiệp. Kalanick tiếp tục điều hành Red Swoosh cho tới khi bị gã khổng lồ server Akamai thâu tóm, với giá 19 triệu USD vào năm 2007.
Đến năm 2008, tại hội thảo công nghệ LeWeb, Kalanick có cuộc nói chuyện định mệnh với nhà sáng lập StumbleUpon - Garrett Camp. Camp kể về lần đi xe hơi xa xỉ, tiện lợi với tiền thuê chưa đầy 800 USD mà ông từng trải qua. Khi ấy, dù có rất nhiều tiền sau khi bán StumbleUpon, Camp vẫn cảm thấy chi phí thuê xe sang quá cao. Và chia sẻ với một vài người bạn giàu có khác sẽ giúp ông dễ thở hơn nhiều. Kalanick cảm thấy rất hứng thú với ý tưởng này, và cả hai cùng thành lập UberCab một năm sau đó.
Travis Kalanick - nhà sáng lập hãng taxi Uber
UberCab ra mắt tại San Francisco vào mùa hè năm 2010 với nhiệm vụ chủ yếu điều hành vài ba chiếc xe, tuyển dụng khoảng 10 nhân viên và có một ít tiền tài trợ. Ban đầu, họ chỉ áp dụng với các dòng xe cao cấp. Về sau, khi tầm nhìn thay đổi, họ mở rộng sang tất cả loại xe, trở thành dịch vụ taxi theo yêu cầu thông qua một ứng dụng trên smartphone.
Danh tiếng của công ty dần bay xa, nhưng chỉ thực sự thu hút được sự chú ý vào tháng 10 năm đó, khi bị Ủy ban giao thông công cộng California đình chỉ hoạt động. Một lý do là vì chữ Cab trong cái tên UberCab có nghĩa là taxi, còn công ty thì không đăng ký giấy phép taxi. Kalanick đã cho đổi tên UberCab thành Uber, và chuyển website về tên miền Uber.com.
Với cá tính mạnh mẽ, gai góc và nhiệt thành, Kalanick đã giúp Uber len lỏi hết thành phố này đến thành phố khác, bất chấp sự phản đối của các hãng xe taxi và nhiều cản trở khác. Trong vài năm qua, Uber đã phải giải quyết nhiều vụ kiện tụng, đình công, tranh cãi với các tài xế của chính công ty - những người làm hợp đồng và không phải nhân viên chính thức. Nhiều đối thủ mới cũng bắt đầu xuất hiện.
Từ đó trở đi, tiền đầu tư ồ ạt chảy về. Uber thu hút sự chú ý của những quỹ đầu tư hàng đầu làng công nghệ, trong đó có Marc Andreessen - nhà sáng lập Netscape. Đây là nhà đầu tư chủ lực của Uber trong đợt gây quỹ thứ hai, Kalanick hy vọng sẽ bán được 12% cổ phần cho Andreessen, với 100% cổ phần được định giá tại 375 triệu USD. Nhưng sau đó Andreessen đổi ý, cho rằng con số này là quá cao so với quy mô của Uber thời bấy giờ. Công ty chỉ có 9.000 nhân viên, chi phí hoạt động 9 triệu USD và doanh thu 1,8 triệu USD. Andreessen tiến hành mặc cả, Kalanick thẳng thừng từ chối.
Tài xế taxi biểu tình phản đối Uber cạnh tranh không lành mạnh
Sau này khi Uber phát triển nhanh chóng, Andreessen Horowitz ngộ ra đã đánh vuột một cơ hội đầu tư lớn. Ông chữa sai bằng cách đổ tiền vào Lyft, ứng dụng kỳ phùng địch thủ của Uber, nâng giá trị định giá của Lyft lên 275 triệu USD. Bù lại, Uber được nhiều nhà đầu tư mạo hiểm khác ủng hộ, các mối quan hệ kéo theo khoản đầu tư của nhiều ngôi sao Hollywood như Ari Emanuel, Ashton Kutcher, Jay Z. CEO Jeff Bezos của Amazon cũng có tiền trong Uber. Tính đến hết mùa hè 2014, Uber đã đạt mức định giá chưa bao gồm tiền mới đầu tư đạt 17 tỷ USD.
Hiện, Uber đang tiếp tục mở rộng tới nhiều thành phố tại Mỹ và trên toàn thế giới. Đồng nghĩa với việc mặt trận của Kalanick ngày càng lớn và khốc liệt hơn. Kalanick cũng không che giấu sự bất mãn với đối thủ: “Một số quan chức địa phương rất dễ mến, nhưng hầu hết thì cực kỳ khó chịu. Tôi tránh tiếp xúc với họ nhiều nhất có thể”. Ông thường xuyên từ chối thương lượng. Kalanick cho đó là điều hợp lý cần làm chứ không phải tinh thần bất hợp tác. “Nếu bạn không đồng ý với giá trị cốt lõi, điều cấu thành nền tảng cho sự thỏa hiệp, thì tôi cho rằng nên đối đầu một cách có nguyên tắc thì hơn”, ông nói.
Skcs.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.