Chứng nhận sản phẩm - ‘Giấy thông hành’ cho doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế

11/24/2015 3:07:37 PM
Doanh nghiệp đang sở hữu một sản phẩm an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và lợi ích xã hội. Hãy tham gia đăng ký chứng nhận sản phẩm của mình đạt chuẩn. Tại sao không?

 

Chứng nhận sản phẩm là gì?

Tự do thương mại toàn cầu góp phần làm cho thị trường hàng hóa trở lên phong phú. Người tiêu dùng thông thái luôn lựa chọn cho mình một sản phẩm vừa chất lượng vừa hợp túi tiền. Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng luôn tìm mọi cách để thuyết phục những người tiêu dùng thông thái ấy. Một trong những công cụ hữu hiệu đó chính là hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các nhà quản lý đặt ra. Khi sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn, không những thu hút được  một lượng lớn khách hàng mà còn thu hút được các nhà đầu tư lớn quan tâm.

Về bản chất, chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận đăng ký với "Tổ chức chứng nhận" sản phẩm của mình. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nếu sản phẩm đó đáp ứng các yêu cầu quy định trong một tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Chuyên gia VINACERT đánh giá chứng nhận sản phẩm thực phẩm hợp quy chuẩn tại Công ty CP Elovi Việt Nam

Rào cản kỹ thuật thương mại

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm: ASEAN, ASEAN+ (Ấn Độ, Australia, New Zeland, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc); Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam – Chile; Việt Nam – Lào; Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu; và không lâu nữa, sẽ chính thức ký FTA với EU, TPP và tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Việc ký kết nhiều FTA giúp doanh nghiệp  Việt Nam có cơ hội được tiếp cận thị trường dễ dàng, dỡ bỏ được nhiều rào cản thương mại.

Tuy nhiên, khi một hàng rào này dỡ đi thì hàng rào khác lại mọc lên vững chắc hơn, đó là quy luật tất yếu. Các quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… để bảo vệ thị trường đã dựng lên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật (TBT).

Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật" đối với thương mại thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

Các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật đối với từng sản phẩm để bảo hộ hàng hóa trong nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hoặc phục vụ các vấn đề an sinh xã hội khác.

Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cản đó. Do vậy, các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và xuất khẩu hàng sang các thị trường có sử dụng rào cản kỹ thuật.

Giải pháp giúp các doanh nghiệp "vượt rào kỹ thuật" hiệu quả|

Theo BS.Ths.Chu Quốc Lập - Nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: “Giải pháp để vượt qua các hàng rào kỹ thuật, đáp ứng điều kiện thông quan và nâng cao sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu là doanh nghiệp cần thực hiện chứng nhận sản phẩm”.

Nói rõ hơn về điều này, BS.Ths.Chu Quốc Lập giải thích: “. Về bản chất, chứng nhận sản phẩm là hoạt động mà thông qua đó, một tổ chức đóng vai trò là bên thứ ba độc lập (gọi là tổ chức chứng nhận) tiến hành đánh giá quá trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng, lấy mẫu sản phẩm, xem xét kết quả đánh giá,..sau đó  đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản (giấy chứng nhận sản phẩm) rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu quy định trong một tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Giấy chứng nhận sản phẩm là bằng chứng tin cậy chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp theo tiêu chuẩn,  quy chuẩn kỹ thuật quy định”.

BS.Ths.Chu Quốc

Như vậy, có thể nói kết quả của hoạt động chứng nhận sản phẩm là “giấy thông quan” để các doanh nghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuật, đáp ứng điều kiện xuất khẩu hàng hóa. Còn đối với thị trường trong nước, nó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba độc lập, khách quan chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn chất lượng.

Chứng nhận  một lần, giá trị ở mọi nơi

Mục tiêu của thương mại tự do đó là đánh giá một lần, cấp một chứng chỉ  , được chấp nhận ở mọi nơi. Để đạt được mục tiêu này, các tổ chức chứng nhận cần được công nhận từ các tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) và là thành viên ký Thoả ước thừa nhận lẫn nhau (MLA).

Khi đó, giấy chứng nhận của một doanh nghiệp được cấp từ tổ chức này sẽ dễ dàng được các thị trường trên thế giới nhận diện và thừa nhận.

Tổ chức chứng nhận của  Việt Nam

BS.Ths.Chu Quốc Lập nêu ví dụ Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert đã được Tổ chức công nhận Quốc tế JAS-ANZ cấp chứng chỉ công nhận năng lực đánh giá chứng nhận. Hiện tại ở trong nước mới chỉ có 02 tổ chức chứng nhận của Việt Nam đạt được công nhận quốc tế trực tiếp của JAS-ANZ cho các chương trình chứng nhận.

Như vậy, khi tham gia đăng ký chứng nhận sản phẩm tại các tổ chức chứng nhận như VinaCert thì sản phẩm của doanh nghiệp được thừa nhận trên toàn thế giới. Doanh nghiệp có cơ hội được cạnh tranh lành mạnh, đưa sản phẩm có uy tín và thương hiệu ra thị trường. Chứng chỉ chứng nhận sản phẩm đó chính là thước đo giá trị, một sự đảm bảo tin cậy cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng khi sử dụng các sản phẩm đã được "cấp giấy thông hành".

Viết Thắng

Các tin khác