Chế độ ăn cho người bệnh viêm phổi nhanh khỏi

16/10/2024 08:06

Những thực phẩm người bệnh viêm phổi nên ăn

Để cơ thể hồi phục nhanh hơn trong quá trình điều trị người bệnh viêm phổi nên bổ sung những loại thực phẩm gì, tránh thực phẩm gì trong thực đơn dinh dưỡng.

Bệnh viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng do vi khuẩn, virus, nấm gây nên.

Khi các phế nang, đường dẫn khí chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở, thở khò khè, đau ngực, nhịp tim tăng, khó thở gia tăng khi hít sâu, chán ăn, mệt mỏi, sút cân,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người mắc bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện các bài tập tăng cường chức năng phổi,… chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Bổ sung các thực phẩm phù hợp, giàu vitamin, dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng, giảm dần các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

Những thực phẩm người bệnh viêm phổi nên ăn

Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm phổi nên thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, đa dạng dưỡng chất giúp duy trì sức khỏe tổng thể và nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây hại như nấm, virus, vi khuẩn gây bệnh.

Rau xanh, trái cây

Rau xanh, trái cây là một trong những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa nên bổ sung trong chế độ ăn của người bệnh viêm phổi. Các loại thực phẩm như bí đỏ, rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, măng tây, hạt lanh, lúa mạch, yến mạch, đậu lăng, chuối,…có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, bảo vệ màng phổi, cải thiện các triệu chứng viêm phổi, phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm phổi.

Ngũ cốc nguyên hạt

Người bệnh viêm phổi nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như diêm mạch, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch đen, lúa mạch, ngô, kê, kiều mạch, quinoa, gạo lứt, lúa mì nguyên cám,.. sẽ giúp bổ sung carbohydrate, lấy lại năng lượng nhanh chóng, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả.

Thực phẩm giàu protein

Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như phomai, sữa, trứng ít béo, các chế phẩm từ sữa, cá, thịt gà, thịt bò,… các loại thực phẩm này cung cấp nhiều đạm, vitamin, sắt, magie, mangan,… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng viêm phổi, hỗ trợ khả năng chữa lành, tái tạo mô của cơ thể.

Uống nước lọc, nước ép trái cây rau củ

Người bệnh viêm phổi nên uống đủ nước, bổ sung thêm nước ép trái cây rau củ giúp tránh tình trạng mất nước, làm loãng đờm, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thực phẩm giàu omega-3

Các thực phẩm giàu omega-3 có trong cá hồi, cá nục, cá mòi, cá trích, hạt lanh, hạt hướng dương, dầu cải… có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, giảm sự khó chịu do viêm nhiễm gây ra, giảm tình trạng sưng viêm giảm phản ứng viêm đối với người bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Gừng

Chiết xuất từ gừng có thể giúp giảm tình trạng viêm phổi, cải thiện các triệu chứng, tăng tốc độ hồi phục của cơ thể. Người bệnh có thể uống nước trà gừng, trà gừng mật ong, mứt gừng hoặc khi chế biến các món ăn nên bổ sung thêm gừng tươi.

Mật ong

Nhờ có đặt ính kháng khuẩn cũng như khả năng hỗ trợ chữa lành vết thương, chống viêm, ngăn chặn quá trình viêm phổi làm tổn thương nghiêm trọng các mô phổi do đó nên uống nước mật ong hoặc mật ong gừng giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Nghệ

Nghệ tươi hoặc tinh chất nghệ có tác dụng giảm tổn thương phổi do viêm phổi, hỗ trợ giảm đau ngực, làm loãng chất nhầy, giúp loại bỏ chất nhầy từ các ống phế quản gây ra các vấn đề về hô hấp

Tỏi

Tỏi có khả năng khử trùng, kháng khuẩn và chống nấm khi người bệnh bổ sung tỏi sẽ giúp cơ thể chống lại virus, nấm, vi khuẩn và các vi sinh vật khác, chống viêm, giảm chất nhầy trong phổi.

Bệnh viêm phổi nên kiêng ăn gì?

Cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn

Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống có tính lợi tiểu, gây ra tình trạng mất nước cho các tế bào từ đó khiến cho dịch nhầy ở phổi trở nên đặc hơn, khó để khạc nhổ ra ngoài. Do đó, người bệnh viêm phổi nên tránh sử dụng cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn trong quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Một số thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì, kẹo, bánh ngọt, mứt trái cây sẽ làm cho các triệu chứng viêm phổi trở nên nghiêm trọng hơn, gây tắc nghẽn, khó thở.

Chất phụ gia trong thực phẩm

Các chất phụ gia như hương liệu, chất tạo màu, chất thực phẩm,…. cần hạn chế ăn. Khi ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất phụ gia sẽ khiến cho chứng viêm phổi trở nên nghiêm trọng hơn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, suy giảm sức đề kháng. Do đó, người bệnh nên kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều mì chính, phẩm màu, thức ăn được chế biến sẵn,…

Chất béo bão hòa

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ, da động vật, các món tráng miệng, thức ăn nhanh, pizza, xúc xích, một số sản phẩm từ sữa,… bởi các thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể kích hoạt tình trạng viêm và kéo dài thời gian chữa trị hơn, do đó người bệnh viêm phổi nên hạn chế ăn trong quá trình hồi phục bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang

Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục

Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Thực phẩm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ độ 2

Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng đồ uống nào?

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nên tránh ăn gì

Những loại trà thảo mộc giúp ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Những loại trái cây rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Bị gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm cho sức khỏe

Các bài tập có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống loại sữa nào?

Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào

Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1