Cây thủy sinh chuyển màu nguyên nhân do đâu?
Cây thủy sinh của nhiều người chuyển từ màu đỏ sang màu xanh sau một thời gian chăm sóc. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng cây thủy sinh chuyển từ màu đỏ sang màu xanh? Cách khắc phục tình trạng cây thủy sinh từ màu đỏ chuyển sang màu xanh như thế nào?
Nhiều người chơi thủy sinh cho biết cây thủy sinh của họ sau khi mua ở ngoài của cửa hàng, hồ thủy sinh khác về trồng nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc những lá cây thủy sinh màu đỏ chuyển sang màu xanh không còn giữ được màu đỏ ban đầu.
Cây thủy sinh chuyển từ màu đỏ sang màu xanh có thể do một vài nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân khiến cây thủy sinh chuyển màu từ màu đỏ sang màu xanh
Mất cân bằng dinh dưỡng:
Do một vài yếu tố nào đó khiến cây thủy sinh trong hồ thủy sinh không hấp thụ được một số chất như: N, P, K, Mg, hoặc 1 trong những vi lượng Fe, Mn, Cu, Zn…thì hiện tượng mất màu diễn rất nhanh.
Cây thủy sinh bị mất cân bằng dinh dưỡng có thể do nền cạn dinh dưỡng, hồ bị nhiễm độc hữu cơ, hồ nền trơ mà người chăm sóc không châm đủ dinh dưỡng, vi lượng không đúng tỷ lệ.
Việc người chăm sóc châm quá nhiều Fe mà không nắm rõ sinh lý của cây cũng gây ra tình trạng cây chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, ngọn non xoắn, mất màu dần. Hay một số người dùng nước RO nhưng không châm đủ Mg khi thay nước cũng là 1 lý do cây bị mất màu chuyển sang màu xanh.
Ánh sáng:
Ánh sáng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sự thay đổi màu sắc của cây thủy sinh trong hồ thủy sinh. Những loại cây thủy sinh có màu đỏ thường cần nhiều ánh sáng cực mạnh, ánh sáng nhiều quang phổ phù hợp cho cây đỏ, ánh sáng mặt trời. Nhưng khi chuyển sang hồ thủy sinh khác mà ánh sáng cung cung cấp cho hồ chưa phù hợp với nhu cầu của cây khi đó cây sẽ nhanh chóng mất màu đỏ ngay và dần dần chuyển sang màu xanh. Ngoài ra, việc bật đèn hồ thủy sinh không đúng cách cũng khiến cây thủy sinh chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.
Cây mới cắm vào hồ hoặc mới thay đổi môi trường:
Những cây thủy sinh mới cắm vào hồ thủy sinh hoặc hồ thủy sinh mới thay đổi môi trường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thay đổi màu. Đa số những cây thủy sinh cần thời gian để bộ rễ phát triển và hút dinh dưỡng từ nền. Trong thời gian thích nghi môi trường mới cây sẽ bị hụt một số chất vi lượng nếu dinh dưỡng của hồ chủ yếu được cung cấp qua nền và ngọn cây thủy sinh sẽ có dấu hiệu mất màu chuyển sang màu xanh.
Nhiệt độ:
Một số trường hợp hồ thủy sinh quá nóng trên 30 độ C do một vài yếu tố khác thì ngoài việc cây thủy sinh bị mất màu, yếu dần và rêu hại phát triển vì lượng O2 trong nước thấp khi nhiệt độ nước tăng cao.
Khí CO2 và O2 trong hồ thủy sinh không thích hợp:
Những cây thủy sinh màu đỏ cần lượng CO2 nhiều hơn những cây thủy sinh màu xanh. Nếu lượng CO2 trong hồ thủy sinh thấp khiến cho những cây thủy sinh từ màu đỏ chuyển sang màu xanh. Thậm chí chúng sẽ chậm phát triển, rụng, rữa lá hoặc ngừng phát triển, bị rêu hại tấn công, chết dần nếu không được kịp thời điều chỉnh.
Khí O2 trong hồ thủy sinh thấp, không đảm bảo cũng khiến cây thủy sinh từ màu đỏ chuyển sang màu xanh. Lượng O2 thấp khiến hệ vi sinh yếu, cây thủy sinh không đủ O2 hô hấp vào buổi tối vốn cực kỳ quan trọng.
Phương pháp khắc phục cây thủy sinh chuyển từ màu đỏ sang màu xanh
Ánh sáng:
Để khắc phục tình trạng ánh sáng làm thay đổi màu sắc của cây thủy sinh người chăm sóc hãy:
+ Bật đèn đúng giờ sinh lý quang hợp của cây thủy sinh: Những cây thủy sinh ở hồ cũ quang hợp tự nhiên từ sáng đến chiều khi chuyển cây về hồ mới bạn hãy bật đèn như hồ cũ để không nên bật đèn từ chiều đến tối khiến cây không kịp thích nghi.
+ Bật đèn đủ số giờ cần thiết, lắp đèn đúng công suất. Người chơi có thể lắp đặt thêm những bóng đèn chuyên dụng cho những cây thủy sinh màu đỏ như bóng đèn 6500k, bóng 4000k, 2700k, hoặc bóng thủy sinh màu hồng
Khí CO2 và O2 trong hồ thủy sinh:
Đảm bảo khí CO2 và O2 trong hồ ổn định để cây thủy sinh luôn căng đẹp, không bị mất màu
Cân bằng dinh dưỡng cho hồ thủy sinh
Hãy cân bằng dinh dưỡng phù hợp cho cây thủy sinh giúp cây thủy sinh có thể hấp thụ được một số chất như N, P, K, Mg, hoặc 1 trong những vi lượng Fe, Mn, Cu, Zn,…đầy đủ.
Điều chỉnh lượng Fe phù hợp bởi không phải cây thủy sinh màu đỏ nàu cũng cần nhiều F3 để đỏ và cũng không hẳn cứ mất màu đỏ là nghĩ ngay đến chuyện cây bị thiếu Fe.
Đảm bảo bộ nền trong hồ thủy sinh tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, nước sạch.
Nhiệt độ:
Đảm bảo nhiệt độ trong hồ thủy sinh phù hợp với sự phát triển của cây, có thể lắp đặt nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ và kịp thời điều chỉnh nhiệt độ.
Lưu ý: Không áp dụng những kinh nghiệm của người khác cho bể thủy sinh của mình một cách cứng nhắc, theo một lối mòn hãy căn cứ vào tình hình thực tế của hồ thủy sinh để có biện pháp xử lý thích hợp.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.