Cảnh báo 6 bộ phận của cá tuyệt đối không nên ăn
6 bộ phận của cá tuyệt đối không nên ăn để bảo vệ sức khỏe
Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số bộ phận của cá dưới đây tuyệt đối không nên ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Nhờ sở hữu hàm lượng protein, vitamin cùng axit béo omge-3 nên đây là một loại thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Khi ăn cá thường xuyên giúp giảm nguy cơ đột quỵ, giảm stress, giảm các triệu chứng của trầm cảm, tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện tế bào thần kinh, kháng viêm, giảm triệu chứng hen suyễn, cải thiện xương khớp, tốt cho thị lực, cải thiện giấc ngủ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết, cải thiện làn da, giảm mụn trứng cá,… Nhưng khi chế biến và sử dụng có một số bộ phận của cá tuyệt đối không nên ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lớp nhầy bên ngoài da cá
Trong môi trường sinh sống của cá lớp màng nhầy trên da của chúng sẽ có tác dụng hỗ trợ cơ thể chúng di chuyển linh hoạt, đặc biệt là các loài cá da trơn. Tuy nhiên, lớp màng nhầy bên ngoài da cá lại là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, chất độc hại, chất bẩn từ môi trường nước. Do đó, trong quá trình sơ chế cần loại bỏ lơp nhầy bên ngoài da cá vừa loại bỏ vi khuẩn mà còn loại bỏ mùi tanh, đảm bảo vệ sinh.
Lớp màng đen trong bụng cá
Lớp màng đen bám trong bụng cá cũng là nơi tích tụ bùn đất, tạp chất trong quá trình sinh trưởng của cá, không có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, lớp màng đen này không chứa dinh dưỡng nên khi sơ chế chúng ta nên cạo bỏ hoàn toàn khi sơ chế cá để loại bỏ mùi tanh, tránh ảnh hưởng tới hương vị của món ăn.
Ruột cá
Ruột cá là nơi chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng như giun, sán và các độc tố từ môi trường nước khi ăn có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn bộ phận này khi chế biến, không nên ăn ruột cá.
Mật cá
Mật cá chứa một số chất độc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng nếu chúng ta sử dụng. Đặc biệt, ở một số loài cá như cá nóc, độc tố trong mật cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chóng mặt, buồn nôn, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Gan cá
Gan cá chứa nhiều vitamin A, vitamin D nhưng đây cũng là bộ phận tích lũy độc tố, khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi gan cá là cơ quan giải độc cho cá, chúng có thể chứa các chất độc hại nguy hiểm như thủy ngân, kim loại nặng, cadmium, các chất hóa học khác nếu như cá sống trong môi trường ô nhiễm.
Thậm chí, hàm lượng vitamin A ở một số loại cá như cá tuyết khi ăn nhiều có thể gây tình trạng ngộ độc vitamin A, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí tổn thương gan. Nếu trong quá trình chế biến, gan cá không được nấu chín kỹ có thể khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại.
Mang cá
Mang cá đóng vai trò lọc nước, loại bỏ cặn bẩn để giúp cá hô hấp trong nước nhưng bộ phận này có thể chứa kim loại nặng, vi khuẩn có hại thậm chí có thể khiến cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt, mang cá thường khá tanh nên sẽ làm giảm chất lượng, hương vị của món ăn.
Do đó, việc loại bỏ các bộ phận không phù hợp không chỉ giúp tăng chất lượng, hương vị món ăn mà còn giảm nguy cơ mắc ký sinh trùng, vi khuẩn, các kim loại nặng, chất độc hại, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn cá cũng không nên ăn quá nhiều cá trong ngày, chỉ nên ăn 340g cá mỗi tuần, một số loại cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ thì chỉ nên ăn 140g mỗi tuần giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
5 loại hải sản tiềm ẩn ký sinh trùng cần cận trọng khi ăn
Những loại cá không nên, nên cho trẻ nhỏ ăn, loại tốt nhất?
Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc
Liệu chỉ ăn cá sẽ tốt hơn ăn thịt?
Những đối tượng tuyệt đối không ăn cá ngừ
Suckhoecuocsong.vn