Cân nhắc về dự án nghìn tỷ xua đuổi chim trời
Đồng tình với việc cần thiết phải có hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường bay nhưng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng con số 1.162 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống này là quá lớn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, với số vốn lớn như vậy nhiều khả năng dự án đuổi chim nghìn tỷ của ACV sẽ phải dùng tới nguồn vốn xã hội hóa.
Trong năm qua, các sân bay trên cả nước đã xảy ra 43 vụ máy bay va chạm với chim trời, gây thiệt hại nặng. Đại diện Vietjet Air cũng cho biết, gần đây số lần chim va vào tàu bay có chiều hướng gia tăng. Đây là lý do Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư trên 1.000 tỷ đồng để đuổi chim, vật thể lạ ở sân bay.
Ảnh minh họa
Vào cuối tháng 7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã trình Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không dự án cung cấp giải pháp và lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng (FODetect) với kinh phí đầu tư hơn 1.160 tỷ đồng. Giải pháp này do Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) đầu tư và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, bởi số tiền đầu tư được cho là quá lớn.
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho biết “Đối với ngành hàng không, một tai nạn đã là quá nhiều.Tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất vẫn có những sự cố do chim va đập. Tính cấp thiết là vì do hoạt động bay của 2 cảng hàng không này mật độ cao, duy trì theo phương pháp cổ điển sẽ hết sức khó khăn và có thể xuất hiện yếu tố uy hiếp an toàn bay”. Tuy nhiên, ông cho rằng tổng mức đầu tư đưa ra là quá lớn so với quy mô chỉ tại 2 sân bay (Tân Sơn Nhất và Nội Bài). Đặc biệt, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, đề xuất trong Dự án FODetect thiếu các tài liệu kỹ thuật và thông tin về tính năng thiết bị, vì vậy chưa thể xác định rõ khả năng làm việc tối ưu của hệ thống FODetect trong điều kiện thời tiết xấu, ban ngày, ban đêm; vùng không gian hệ thống có khả năng phát hiện, xua đuổi chim ở hai đầu tiếp cận khi tàu bay cất, hạ cánh cũng như khả năng tích hợp, mở rộng hệ thống thiết bị.
Theo ACV, dự án áp dụng công nghệ mới sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo và xử lý kịp thời toàn bộ chim, vật thể lạ, có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay. Dự án này sẽ được triển khai tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư một hệ thống xua đuổi chim trời tới hàng nghìn tỷ đồng là quá lớn.
Trước đó, trong cuộc họp báo chiều ngày 3/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, nhiều khả năng dự án này sẽ phải dùng tới nguồn vốn xã hội hóa: “Đây là một dự án hết sức cần thiết, đang trong giai đoạn nghiên cứu vì vốn rất lớn. Chủ trương của ngành giao thông cũng đang xem xét để trình các cơ quan thẩm quyền, khả năng phải huy động bằng nguồn lực xã hội hóa”. Mặt khác, theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc đầu tư hệ thống xua đuổi chim trời ở sân bay lên tới hàng nghìn tỷ đồng, rất cần cân nhắc cẩn thận. Bởi công nghệ phát sóng dù hiện đại đến đâu, sau một thời gian chim sẽ quen dần với tần số và không còn sợ nữa.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.