Cận cảnh những hiện vật 'độc đáo' của bảo tàng Hải quan Việt Nam

4/13/2015 9:15:08 AM
Tại bảo tàng Hải quan (tại Tổng cục Hải quan, đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội) đang lưu giữ, trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật độc đáo liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế của Việt Nam trong nhiều thế kỷ và chặng đường 70 phát triển Hải quan Việt Nam.

 

 

Với những ý tưởng mới lạ, viện Bảo tàng Hải quan Việt Nam vừa cho ra mắt bộ sưu tầm độc đáo gồm sừng tê nhập khẩu trái phép, 796.500 viên ma túy tổng hợp, thuốc kích dục được buôn lậu qua cửa khẩu Lạng Sơn,1.403 viên kim cương (trị giá 6 tỷ đồng) và đặc biệt là hiện vật của cán bộ Hải quan đã hy sinh khi làm nhiệm vụ...

 

Được biết, hiện vật được trưng bày theo 3 chủ đề: "Thuế quan trước năm 1945", "Hải quan từ 1945-1986" và "Hiện đại hóa Hải quan từ 1986 đến nay".

 

Trong số đó có những tang vật do lực lượng Hải quan thu giữ được trong công tác chống buôn lậu gồm: 1.403 viên kim cương (trị giá 6 tỷ đồng) không khai báo Hải quan bị thu giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất, 2 chiếc đèn cầy được làm bằng ma túy Phemetrazine và Ephedrine với trọng lượng 4kg; 796.500 viên thuốc Ferimins (thuốc gây nghiện), cùng vô số hiện vật là hàng lậu bị Cục Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan thu giữ...

 

 

Bảo tàng được khánh thành ngày 24.2.2015.

 

 

Ý tưởng xây dựng bảo tàng dựa trên ý tưởng đồ họa của chuyên gia Pháp Patrik Hoarau, tạo một phong cách lạ. Điểm khác biệt là dùng không gian bên trong container làm nơi trưng bày.

 

 

Sừng tê giác nhập khẩu trái phép qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bị thu giữ.

 

 

Gói cần sa và một số viên ma túy tổng hợp bị bắt giữ trong vụ nhập khẩu trái phép 796.500 viên thuốc Ferimins qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

 

 

Thuốc kích dục và vũ khí nhập lậu qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

 

 

Áo giáp chống đạn (chống được đạn súng AK47, được sản xuất tai Israel) và mũ sắt bảo vệ cho lực lượng hải quan kiểm soát chống buôn lậu..

 

 

Đồ giả cổ từng buôn lậu ra vào Việt Nam.

 

 

Thuấn trang bị cho cán bộ chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan Trung ương, dùng để tìm, phát hiện đồ được chôn giấu trong vườn.

 

 

Các con dấu qua các thời kỳ hình thành và phát triển của Tổng cục Hải quan.

 

Được biết, quy mô bảo tàng hiện vẫn còn nhỏ (chỉ 160m2). Vì vậy, trong thời gian tới khi quy mô rộng hơn sẽ mở cửa tự do cho người dân vào xem.

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác